Những cô nàng gen Z vừa đi học, đi làm và chăm con

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Làm mẹ khi còn trẻ là trải nghiệm đặt ra khá nhiều thách thức. Thế nhưng, có những bạn trẻ đảm nhận cùng lúc nhiều trọng trách, khi vừa làm mẹ, vừa đi học và đi làm. Bí quyết nào giúp họ có thể "cân" tất được mọi việc?

Gen Z "Ước 1 ngày dài thêm vài tiếng đồng hồ"

Đang vừa đi làm, đi học và chăm sóc con trai hơn 1 tuổi, gen Z P.T (21 tuổi, ngụ P.Bình Đáng, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương), chia sẻ: "Mình từng là sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế, nhưng sau khi có em bé, vì nhiều lý do nên không thể tiếp tục việc học đại học. Vì vậy, hiện tại mình đang học chương trình CĐ hệ từ xa".

Với Hằng, con trai là động lực để cô cố gắng mỗi ngày. ẢNH: THẢO PHƯƠNG
Với Hằng, con trai là động lực để cô cố gắng mỗi ngày. ẢNH: THẢO PHƯƠNG

Với nhiều bạn trẻ, chỉ tập trung mỗi việc học đã nhiều áp lực, thế nhưng T. lại "cân" cùng lúc 3 vai trò khác nhau. Mỗi ngày của T. bắt đầu từ rất sớm để cho con ăn sáng, đưa con đi học và đến chỗ làm. "Mình làm từ 7 giờ 30 - 16 giờ 30, hôm nào tăng ca thì 19 giờ 30 mới về. Một tuần mình tăng ca 3 ngày, những hôm còn lại vì có lịch học nên phải về sớm", T. kể.

Vừa học, vừa đi làm và nuôi con nên T. tất bật từ sáng sớm đến đêm. Thế nhưng, cô nàng cảm thấy mình vẫn còn may mắn khi có ba mẹ phụ chăm con. "Bình thường mình sẽ học bài vào buổi tối sau khi con ngủ và mang sách vở đến công ty tranh thủ giờ nghỉ trưa để học. Cuộc sống ngoài kia có nhiều người còn khó khăn hơn mình, bản thân được như vậy cũng đã là may mắn. Điều mình mong ước nhất là con khôn lớn, khỏe mạnh", T. chia sẻ.

Cũng vừa đi học vừa chăm sóc con, Vương Thị Hằng (23 tuổi, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, chia sẻ: "Mỗi ngày 24 tiếng không đủ để mình làm hết công việc. Một ngày của mình bắt đầu từ 6 giờ và kết thúc lúc 3 - 4 giờ sáng hôm sau. Chỉ ước một ngày dài thêm vài tiếng đồng hồ nữa", Hằng nói.

Có thai lúc chuẩn bị bước sang năm thứ 4 học đại học, sau khi về quê sinh em bé, Hằng quay lại TP.HCM để tiếp tục đi học lúc con được 1 tuổi. Hằng chia sẻ: "Thời gian đầu mình gặp rất nhiều khó khăn, vì vừa đi học vừa chăm con và lo việc nhà. Học xong buổi sáng mình lật đật chạy về lo cơm nước, cho con ăn rồi ru con ngủ xong thì đi học tiếp buổi chiều. Tối về mình lại nấu ăn, dọn dẹp, chăm con".

Khi được hỏi vậy thời gian đâu nữa mà học bài? Hằng cho biết: "Mình học bài sau khi con ngủ, từ 22 giờ đến tận sáng. Có ngày mình còn không có thời gian để ngủ, học bài xong là đến sáng đi học luôn; có nhiều hôm thì ngủ được 2 - 3 tiếng đồng hồ. Sau này khi con được 18 tháng tuổi mình cho bé đi nhà trẻ nên đỡ vất vả hơn".

Hằng cho biết vì học năm cuối nên môn nào cũng đòi hỏi nhiều thời gian và khối lượng bài vở lớn, cộng với việc phải chăm con, làm việc nhà khiến bản thân nhiều lúc bị stress và nản chí. "Những lúc chạy đồ án mà con đau là mình áp lực thêm gấp 10 lần. Vì những lúc đó con bám mẹ không rời, nhiều lúc 1 tay làm bài, 1 tay dỗ con. Cũng may là có chồng bên cạnh, nếu không mình chẳng biết xoay xở thế nào", Hằng tâm sự.

Không chỉ chăm con, đi học, Hằng còn phải chu toàn nhiều việc trong nhà. "Nhiều lúc tự thấy mình già hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Đôi khi cũng ước gì có thể quay lại ngày xưa, được la cà quán xá, không phải vướng bận hay lo nghĩ quá nhiều. Bây giờ nhiều khi giấc ngủ cũng không trọn vẹn, nói chung cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều kể từ khi có em bé", Hằng chia sẻ.

Con là động lực to lớn nhất…

Có em bé khi đang ngồi trên ghế giảng đường, N.T.L (24 tuổi), sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phải bảo lưu để sinh con. Hiện tại, cô nàng đang trong thời gian thực tập để hoàn thành nốt chương trình ĐH. L. chia sẻ: "Đầu năm 2022, mình phát hiện có em bé. Con đến với mình một cách tự nhiên chứ lúc đó cũng chưa sẵn sàng tâm lý và bây giờ con chính là động lực lớn nhất để mình cố gắng".

Thùy Dươngvà cậu con trai 2 tuổi. ẢNH: NVCC
Thùy Dươngvà cậu con trai 2 tuổi. ẢNH: NVCC

Sau khi biết mình có thai, L. vẫn đi học và thi cuối kỳ xong mới nghỉ. Vào tháng 8.2023, khi con được 1 tuổi, cô nàng quay lại thành phố để tiếp tục học năm thứ 3 đại học. L. cho biết thời gian đầu phải đi về liên tục giữa TP.HCM và Bình Phước để vừa học vừa chăm sóc con. "Nửa tuần đi học còn nửa tuần được nghỉ nên mình về quê chăm sóc con. Lúc mình đi học thì con ở nhà được ba cháu và ông bà nội chăm sóc", L. chia sẻ.

Người mẹ gen Z thú thật sau thời gian nghỉ học để sinh em bé và đến lúc quay lại giảng đường, thì quên rất nhiều kiến thức. "Khoảng thời gian ở nhà với con, mỗi ngày trôi qua đều chỉ xoay quanh em bé. Chỉ biết con ăn uống thế nào, chơi đùa, ngủ nghỉ ra sao chứ không còn kiến thức gì về ngành học. Vì vậy, khi đi học lại, mình tìm kiếm tài liệu để tự ôn lại kiến thức", L. cho biết.

Để có nhiều thời gian chăm sóc con nhỏ, L. không đăng ký hết tất cả các môn học cùng lúc mà chia ra học mỗi kỳ một ít. "Những hôm được về quê thì ban ngày mình chăm con, làm việc nhà, buổi tối sau khi con ngủ là lúc mình bắt đầu học bài. Hôm nào bài vở nhiều thì phải thức đến 1 - 2 giờ sáng", L. cho hay.

Đinh Thị Thùy Dương (23 tuổi) cũng có em bé khi đang là sinh viên năm thứ 2. Sau những tháng ngày vừa chăm con vừa đi học, cô nàng đã nhận bằng tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cách đây khoảng 1 tháng. Dương chia sẻ: "Vì không muốn dang dở việc học nên sau khi mang thai mình vẫn tiếp tục đi học cho đến khi thai được 8 tháng".

Sau thời gian nghỉ học để sinh em bé, Dương quay lại trường khi con được 6 tháng tuổi. Chia sẻ về cách cân bằng giữa việc đi học và chăm con, Dương cho biết: "Mình được sắp xếp lịch học nên ban ngày thì ở nhà chăm con, chiều tối đi học đến hơn 20 giờ. Lúc con còn nhỏ mình ưu tiên học những môn nhẹ nhàng trước, sau đó khi con cứng cáp rồi mình học tiếp các môn còn lại".

Cô nàng cho biết bản thân may mắn vì có một em bé rất hiểu chuyện. "Dù ở trong phòng trọ hẹp, không có không gian để chạy nhảy nhưng con rất ngoan, mẹ bận học bài thì tự chơi một mình mà không khóc. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, mình tạm thời gửi con trai về quê cho ông bà chăm sóc một thời gian. Khi sắp xếp được chỗ ở tốt hơn và tìm được trường cho con đi học mình sẽ đón bé lên thành phố", Dương kể.

Làm mẹ khi còn trẻ dù non nớt và chưa vững vàng về kinh tế, thế nhưng không vì thế mà những bạn trẻ này gác lại ước mơ của mình. Ý chí và sự quyết tâm, nỗ lực để theo đuổi việc học của họ thật đáng khâm phục.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Khi yêu, tặng nhau món quà này là sẽ chia tay?

Khi yêu, tặng nhau món quà này là sẽ chia tay?

Có những quan niệm cho rằng khi yêu mà tặng nhau giày, dép thì sẽ chia tay. Trên Google lưu lại cả những câu hỏi như "tặng giày là chia tay" hay "tặng giày cho người yêu là chia tay" vì nhiều người dùng thắc mắc nhiều. Điều này có đúng?

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Hàng năm, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Với mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, những lá đơn tình nguyện thể hiện ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.