Bí quyết tiết kiệm để gen Z có 'của ăn của để'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để bắt đầu gây dựng thói quen tiết kiệm tiền, chuyên gia Mỹ đã đưa ra 3 lời khuyên với thế hệ gen Z …

CNBC dẫn kết quả cuộc khảo sát gần đây của Bank of America (BoA) với 1.000 người trên 18 tuổi cho thấy chỉ 15% Gen Z (sinh từ 1997-2012) có thói quen thường xuyên tiết kiệm tiền. Kết quả cũng ghi nhận chỉ khoảng 20% người khảo sát thuộc Gen Z có đóng góp vào tài khoản hưu trí.

Muốn thế hệ gen Z có "của ăn của để phòng khi", bộ đôi chuyên gia tài chính Mỹ Douglas Boneparth và Winnie Sun gợi ý 3 bước để bắt đầu gây dựng thói tiết kiệm tiền cho người trẻ.

Chỉ có 15% thế hệ Z thường xuyên tiết kiệm một phần tiền lương của họ để "phòng khi". Ảnh minh hoạ: CNBC

Chỉ có 15% thế hệ Z thường xuyên tiết kiệm một phần tiền lương của họ để "phòng khi". Ảnh minh hoạ: CNBC

Quản lý thu nhập hằng tháng

Đầu tiên, chuyên gia khuyên gen Z cần theo dõi chặt chẽ chi tiêu và số tiền dư lại hằng tháng.

"Giả sử bạn vẫn còn lại 500 USD (11 triệu đồng) sau khi trang trải các chi phí trong tháng, hãy nghĩ về cách quản lý số tiền đó thay vì tiêu sạch cho các món đồ chưa thực sự cần thiết" – chuyên gia Douglas Boneparth, nhà sáng lập công ty tư vấn tài chính Bone Fide Wealth, nhấn mạnh.

Còn chuyên gia Winnie Sun khuyên gen Z: "Nếu thông thạo hơn với việc phân chia theo tỷ lệ phần trăm, bạn có thể tham khảo phương pháp phổ biến là dành 50% thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho các chi phí cá nhân và dành 20% cho tiền tiết kiệm. Nếu đang ở độ tuổi 20, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phần trăm phù hợp hơn theo hướng tăng tỷ lệ tiết kiệm, ví dụ 25% cho tiết kiệm trong ít nhất 10 năm tới".

Có khoản dự phòng

Chuyên gia khuyên gen Z nên có khoản tiền dự phòng cho các tình huống xấu phát sinh như mất việc hoặc nguồn thu nhập bị gián đoạn. Khoản dự phòng này nên tương đương ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Ví dụ, nếu bạn kiếm được 5.000 USD (125 triệu đồng) một tháng và chi tiêu hết 4.000 USD (100 triệu đồng), bạn hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm 1.000 USD (25 triệu đồng) còn lại và ưu tiên phân bổ cho mục tiêu dự phòng, thay vì nghĩ tới việc mua sắm một món đồ giá trị lớn.

Đặt ra các mục tiêu tài chính

Khi đã có khoản dự phòng cho ít nhất 3 đến 6 tháng, đây là lúc bạn đặt ra các mục tiêu tài chính khác như trả hết nợ vay sinh viên, mua nhà hoặc tiết kiệm cho hưu trí..

Chuyên gia Boneparth lưu ý có 3 câu hỏi bạn nên đặt ra cho tương lai tài chính: Mục tiêu tài chính của bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền và mất bao lâu để đạt được? Khi nào bạn muốn đạt được từng mục tiêu? Bạn muốn ưu tiên mục tiêu nào trước?

"Các ưu tiên của bạn giúp xác định mục tiêu nào sẽ được tài trợ trước hoặc phân bổ lớn hơn các mục tiêu khác. Bằng cách cân nhắc 3 yếu tố này, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch tiết kiệm hiệu quả và xây dựng lối sống phù hợp để đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai" – chuyên gia Boneparth quả quyết.

Theo Hải Hưng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.