Sinh viên chi bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong cơn "bão giá" như hiện nay, "Sinh viên chi bao nhiêu tiền một tháng là đủ?” luôn là một câu hỏi mở và đặt ra bài toán cân đối chi tiêu hợp lý của sinh viên, nhất là đối với tân sinh viên chân ướt, chân ráo lên thành phố.

Rạch ròi chi tiêu để không bị "cháy túi"

Mỗi tháng, Đinh Thị Minh Nguyệt (sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được gia đình chu cấp 4 triệu đồng/tháng. Theo Nguyệt, đây là con số khá ổn để chi tiêu, không phải quá chắt chiu.

Lựa chọn ở ký túc xá tại trường, nên Nguyệt tiết kiệm được một khoản so với các bạn khác phải đi thuê nhà trọ. "Tuy nhiên, em phải cân đối các khoản chi phí như tiền điện 200 nghìn đồng, tiền xăng xe 100 nghìn đồng, tiền ăn 2 triệu đồng cho mỗi tháng. Ngoài ra, số tiền còn lại em dùng cho các chi phí phát sinh như quà sinh nhật, mỹ phẩm, đi chơi hội nhóm...", nữ sinh cho biết.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi tiêu, Minh Nguyệt lựa chọn mua hàng theo cách đầu tư tiền cho sản phẩm chất lượng hơn để dùng lâu dài. Tuy nhiên, Nguyệt cho rằng: “Sinh viên tiết kiệm nhưng nên dành riêng ra một khoản trải nghiệm dùng cho những chuyến đi hoặc những kế hoạch nhỏ. Và đặc biệt phải rạch ròi giữa các khoản chi tiêu để không bị “cháy túi” lúc cần thiết”.

Đinh Thị Minh Nguyệt - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đinh Thị Minh Nguyệt - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Hạn chế chi tiêu "vô tội vạ"

Với Hoàng Minh Hiếu (sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), mức chi tiêu hàng tháng dao động từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng. Mỗi tháng, Hiếu mất 2,5 triệu đồng tiền phòng, tiền ăn từ 1,2 - 1,5 triệu đồng. Các phí phát sinh như sinh nhật bạn bè, vé xe về quê, thuốc men... Hiếu chi khoảng 500 nghìn đồng.

"Mình ít khi đi chơi nên cũng hạn chế được chi phí cho khoản này so với nhiều bạn sinh viên. Mình cũng chỉ mua sắm những thứ thật sự cần thiết và ít khi mua đồ đắt tiền, ít tham gia vào các hoạt động vui chơi không mang lại giá trị", Hiếu nói.

Hoàng Minh Hiếu-sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Hoàng Minh Hiếu-sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Khi mức chu cấp từ gia đình thấp hơn, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, Nguyễn Chí Hiếu Nhân (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) phải học cách tằn tiện hơn. Với số tiền này, Nhân phải tìm thuê trọ rẻ, chỉ trong khoảng 700 nghìn đồng/tháng. Các chi phí khác chỉ được tiêu trong khoảng 300 nghìn đồng, số còn lại sẽ được để dành cho lúc cấp bách.

"Em tiết kiệm được khoản chi phí ăn uống do được bố mẹ gửi thực phẩm từ quê lên. So với nhiều sinh viên khác, em nhận thấy mức chi tiêu của mình có sự tối giản nhưng vẫn hài lòng so với nhu cầu bản thân và hoàn cảnh của gia đình”, Nhân nói.

Còn bạn Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh (sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM) cũng đồng quan điểm với Nhân. “Sống theo phương châm “thấy đủ là đủ” nên em không đặt nặng suy nghĩ việc sinh viên phải chi tiêu bao nhiêu một tháng là ít hay nhiều. Có tháng bố mẹ chu cấp ít, có tháng nhỉnh hơn, em sẽ cân đối sao cho hợp lý”, Xuân Quỳnh tâm sự.

Theo Quỳnh, các bạn tân sinh viên có thể lập một ngân sách hàng tháng, xác định rõ mức được chu cấp và các khoản chi tiêu cần thiết như tiền thuê nhà, ăn uống, học phí... "Khi đã có khoản chu cấp, các bạn cần ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trước khi dành tiền cho những thứ không cần thiết như mua sắm hay giải trí, đặc biệt tránh mua sắm theo cảm xúc để xả stress", Quỳnh đưa ra lời khuyên.

Theo Hà Châu (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.
Khởi nghiệp không như là mơ

Khởi nghiệp không như là mơ

Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?
Gương sáng học nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số

Gương sáng học nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, nhờ chính sách thu hút trong đào tạo nghề, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tìm được hướng đi đúng và có việc làm ổn định. Họ trở thành những tấm gương sáng, lan tỏa tinh thần lập thân, lập nghiệp ở buôn làng.