Vì sao sinh viên ra trường lao đao tìm việc làm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường, cầm tấm bằng đỏ trên tay chưa kịp tận hưởng niềm vui thì đã phải đối mặt với nỗi lo không tìm được việc làm.

Chán nản và thất vọng

Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Nguyễn Quỳnh Phương, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, tức tốc chuẩn bị hồ sơ việc làm để gửi đến các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Thế nhưng, sau gần 1 tháng đợi chờ kết quả, Phương vô cùng thất vọng vì không nhận được bất kỳ liên hệ nào.

"Đến bây giờ, mình cảm giác hối hận vì đã không sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học và đi làm. Vì bản thân chỉ được học lý thuyết ở trường, không có kinh nghiệm về công việc. Cho nên mình nghĩ đó là lý do bản thân chưa được gọi phỏng vấn, dù đã nộp hồ sơ cho 5 công ty", Phương tâm sự. Phương cũng cho biết thời gian sắp tới vẫn sẽ tiếp tục tìm việc làm, đồng thời đăng ký tham gia những khóa học nghiệp vụ ngắn ngày, trau dồi thêm ngoại ngữ với mong muốn tìm được công việc phù hợp.

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội tuyển dụng do Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM tổ chức. Ảnh LÊ THANH

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội tuyển dụng do Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM tổ chức. Ảnh LÊ THANH

Mặc dù đã tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh hơn 1 năm nhưng N.T.T.L, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, vẫn loay hoay tìm việc. Nhận ra bản thân không phù hợp với ngành học, T.L. cảm thấy mơ hồ và mất định hướng: "Mình học quản trị kinh doanh theo định hướng của gia đình chứ không phải vì bản thân thật sự yêu thích. Mình không cảm thấy hứng thú với việc học và tìm hiểu những kiến thức được giảng dạy ở trên lớp. Sau khi ra trường tìm kiếm việc làm, mình bị hầu hết các công ty từ chối vì không đáp ứng đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn".

Tốt nghiệp cách đây hơn 2 năm, nhưng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. N.T.Q.H (25 tuổi), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết: "Sau khi tốt nghiệp, mình đã bắt đầu nộp hồ sơ vào nhiều công ty có quy mô lớn nhỏ khác nhau ở TP.HCM. Mình cũng tham gia nhiều sự kiện tuyển dụng, nhưng không tìm được việc làm với mức lương như mong đợi".

"Thời điểm mình tốt nghiệp cũng là lúc dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, nên mình phải về quê. Thế nhưng, khi dịch bệnh được kiểm soát, điều khiến mình không ngờ là quá trình tìm việc lại có phần gian nan hơn trước. Mình nộp hồ sơ thì được thông báo doanh nghiệp đang phải cắt giảm nhân sự và không có nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới", H. chán nản kể.

Hiện tại, H. đang làm công việc bán quần áo tại một cửa hàng ở Q.8, TP.HCM và cho biết đang tích lũy kinh nghiệm với mong muốn tìm được công việc đúng chuyên ngành và mức lương hợp lý.

Kinh nghiệm để chưa ra trường đã có việc làm

Mặc dù chưa tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng nhưng Lê Trọng Lâm, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đã trở thành chuyên viên kiểm soát chất lượng đầu vào tại Công ty Cổ phần FECON (Việt Nam). Đây là một trong những công ty xuất sắc nhận giải thưởng Top 8 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2024.

Để có được thành quả như hiện tại, Trọng Lâm đã tích cực chủ động học tập và lên kế hoạch tích lũy kinh nghiệm từ rất sớm. Anh cho biết: "Suốt 4 năm học đại học, mình luôn chú trọng 2 việc, đó là bổ sung kiến thức và trải nghiệm. Với việc học kiến thức, mình luôn cố gắng học tốt những môn trên trường bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận với các bạn giỏi trong lớp. Chỉ học tập kiến thức ở trong trường thôi thì chưa đủ, mình dành thời gian nghỉ hè để tham gia những buổi trải nghiệm thực tế tại khu công trình do trường tổ chức. Bằng cách quan sát và học hỏi kinh nghiệm thực tế từ anh chị trong nghề, mình thấy bản thân ngày càng hoàn thiện hơn".

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 4, chàng trai này đã chủ động xây dựng mối quan hệ với thầy cô thông qua những buổi hội thảo, tọa đàm... do trường tổ chức. Nhờ đó, Lâm được đăng ký tham gia các dự án xây dựng thực tế. "Cho nên, mình vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng vì có kinh nghiệm từ thực tế", Trọng Lâm chia sẻ bí quyết.

Thạc sĩ Lê Anh Tú, Giám đốc điều hành Công ty iGem Agency, nhận xét: "Đứng trước tình hình kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp bắt buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động, tiến hành cắt giảm nhân sự. Vì vậy, sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm ở giai đoạn này vô cùng khó khăn".

Chia sẻ về những điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho sinh viên mới ra trường, ông Tú cho rằng sinh viên nên tập trung vào những kiến thức, kỹ năng và thái độ được đào tạo trong chương trình đại học. Bên cạnh đó, việc quan trọng là phải tự tìm hiểu và xác định hướng đi phù hợp với bản thân.

Về giải pháp, ông Tú nhấn mạnh: "Việc các bạn nên làm đầu tiên là hãy chủ động. Cần phải chủ động học hỏi những kiến thức và kỹ năng thực tế trong mọi tình huống để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng".

Theo Nhã Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Trước đây, thời ông bà, cha mẹ, “trai 18, gái 20” là đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Đến thế hệ 7X, 8X, giai đoạn 20-25 tuổi là độ tuổi đẹp nhất để yêu và kết hôn. Song hiện nay, nhiều bạn trẻ 9X ngoài 30 tuổi vẫn chưa vội yêu và lập gia đình.

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Để giúp thế hệ gen Z tránh bị lạc trong những mê cung trên mạng xã hội, các chuyên gia về truyền thông xã hội, tâm lý học đã đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao khả năng quản trị cảm xúc và “chậm lại” đi tìm những giá trị thông tuệ, góp phần xây dựng một xã hội vững bản sắc.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.