Những bông hoa trong vườn Bác - Bài cuối: Khổ luyện thành tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vượt qua những khó khăn và sự khốc liệt trong tập luyện, chàng trai Nguyễn Trọng Dũng đã giành nhiều Huy chương Vàng mang vinh quang cho bộ môn Lặn nước nhà. Ở tuổi 21, Dũng đang cố gắng không ngừng để tiếp tục gặt hái những thành công, chinh phục nhiều kỷ lục mới.

Vượt khó

Tôi có dịp trò chuyện với Nguyễn Trọng Dũng - Vận động viên bộ môn Lặn thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Nghệ An sau khi anh kết thúc giờ tập luyện buổi sáng. Nhiều năm qua, Dũng là cái tên tiêu biểu nhất của thể thao Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung khi anh đã giành 26 Huy chương Vàng và hàng chục Huy chương Bạc, Đồng ở các giải đấu Quốc gia, Sea Games và thế giới về bộ môn Lặn. Nguyễn Trọng Dũng cho biết, ngoài tham gia tập luyện, thi đấu cho đoàn Nghệ An, anh còn là sinh viên năm 2 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

VĐV Nguyễn Trọng Dũng giành Huy chương Vàng tại Sea Games và Giải Lặn cup thế giới

VĐV Nguyễn Trọng Dũng giành Huy chương Vàng tại Sea Games và Giải Lặn cup thế giới

“Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng chiêm trũng xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nên từ nhỏ đã được thỏa thích bơi lội trên dòng sông Lam. Nhưng đến với môn Lặn lại là một sự tình cờ và may mắn. Còn nhớ, năm 2015, tôi học lớp 6, thầy giáo thể dục có hỏi cả lớp về việc có ai đăng ký thi tuyển làm vận động viên Bơi, Lặn hay không? Sau đó, tôi tham gia tuyển chọn và được tuyển nhờ thể hình to cao và có tố chất hơn các bạn cùng trang lứa”, Dũng chia sẻ.

Nói về quá trình tập luyện và trở thành vận động viên chuyên nghiệp, Nguyễn Trọng Dũng cho hay: “Chân ướt chân ráo xuống thành phố tập luyện vào những ngày hè oi ả, bể bơi không có mái che, nước nóng rát, lại tập liên tục từ sáng đến tối khiến thể lực tôi hao mòn. Chỉ trong một mùa hè mà tôi đã sụt 10kg, bà con hàng xóm còn không nhận ra là tôi nữa. Cường độ tập luyện cùng các yếu tố kỹ thuật chuyên môn khiến tôi gặp chấn thương liên tục ở đùi, bụng, lưng, phải đến bệnh viện điều trị, thậm chí tôi đã nghĩ chuyện bỏ cuộc. Nhưng có hậu phương vững chắc là bố, mẹ cùng thầy giáo Hồ Phi Lược - Huấn luyện trưởng bộ môn Lặn luôn giúp đỡ tôi những lúc khó khăn, động viên lúc tôi chán nản. Nhà cách trung tâm hơn 20km, sáng đi, tối về, tôi quyết tâm trở lại với mong muốn không phụ lòng gia đình và thầy giáo. Đại dịch COVID -19 bùng phát, tôi ở lại trung tâm luôn, đây cũng là khoảng thời gian tôi được thầy giáo tăng cường tập, chỉnh sửa kỹ thuật. Kể từ đó, tôi đã hoàn thiện và phát triển, có được thành tích như ngày hôm nay”.

Năm 2017, tại Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ Quốc gia, Dũng giành được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng. Năm 2018, tại Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ Quốc gia, Dũng giành được 5 Huy chương Vàng; 1 Huy chương Bạc; 1 Huy chương Đồng. Năm 2019, ở Giải Bơi - Lặn vô địch trẻ Quốc gia 2019, Dũng giành được 1 Huy chương Đồng. Năm 2021, Dũng đoạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng ở Giải Bơi - Lặn vô địch các nhóm tuổi Quốc gia; Đoạt 2 Huy chương Vàng ở giải Giải Bơi - Lặn vô địch trẻ Quốc gia năm 2022.

Vươn ra biển lớn

Sự cố gắng không mỏi mệt của Nguyễn Trọng Dũng đã giúp anh được chọn vào đội hình đi thi đấu Giải Lặn cúp thế giới 2022 tại Thái Lan. Dũng cho biết: “Lần đầu thi đấu quốc tế, các thầy cũng không đặt nặng thành tích cho tôi, chỉ mang tính cọ xát, học hỏi kinh nghiệm. Nhìn vận động viên các nước mà tôi choáng ngợp, họ to cao, mình chỉ đứng ngang vai họ thôi. Nhưng khi vào thi đấu tôi không quan tâm hay lo lắng gì nữa. Bước vào nội dung thi đấu cự ly 400m, tôi giành được Huy chương Bạc, điều đó giúp tôi tự tin hơn rất nhiều khi tiếp tục thi đấu ở cự ly 200m. Băng băng về đích, tôi vượt qua đối thủ và giành Huy chương Vàng. Hãnh diện khi nhận huy chương nhưng tôi biết, tôi còn một cự ly thi đấu đồng đội nữa, bản thân cần tập trung. Tôi cùng 3 đồng đội họp bàn chiến thuật và được phân chia ở phần thứ 2 tăng tốc, sự đoàn kết và cố gắng của cả đội đã mang về Huy chương Vàng ở nội dung này”.

Nguyễn Trọng Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3

Nguyễn Trọng Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3

Tháng 12/2022, Nguyễn Trọng Dũng lại khiến cho người hâm mộ nhớ đến tên mình khi anh xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng, phá kỷ lục quốc gia ở cự ly 400m và 1.500m; 1 Huy chương Bạc ở cự ly 200m tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 9. Dũng cho hay: “Trước khi thi đấu, tôi tâm lý lắm, lo sợ mình thực hiện sai điều gì là không sửa chữa được nữa. Đại hội 4 năm tổ chức một lần nên tôi cẩn thận sửa soạn từng chút một. Thi đấu cự ly 400m, vừa ngoi đầu lên khỏi nước, thầy Hồ Phi Lược chạy đến hô to “Phá kỷ lục rồi, phá kỷ lục rồi Dũng ơi”, cảm xúc vỡ òa, tôi bật khóc. Tiếp tục đoạt Huy chương Vàng ở cự ly 1.500m, thầy Lược hô tiếp “lại phá kỷ lục rồi Dũng ơi”. Tôi không ngờ mình lại phá được kỷ lục của các anh, chị trước đó, thậm chí hơn mấy giây”.

Năm 2023, là năm thành công rực rỡ của chàng trai trẻ xứ Nghệ. 11 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng giúp cho bảng thành tích của Nguyễn Trọng Dũng thêm đồ sộ. Đặc biệt, tại Sea Games 32, Dũng đã 2 lần đứng trên bục cao nhất nhìn cờ Tổ quốc tung bay và hát vang quốc ca. Với những thành tích đó, Nguyễn Trọng Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3. “Nhận được tin tôi có trong danh sách khen thưởng, tôi hét toáng lên vì sung sướng, báo ngay cho bố, mẹ và thầy, cô. Tôi biết bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó, không được để cảm xúc lên cao quá rồi mình chễm chệ và không cố gắng nữa. Dự định của tôi sau này sẽ trở thành một huấn luyện viên bộ môn Lặn”, Dũng nói.

3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Tỉnh Đoàn Nghệ An có 3 hội nghị quán triệt các chuyên đề cấp tỉnh, 210 hội nghị cấp huyện và 2.760 hoạt động cấp cơ sở. 100% cán bộ Đoàn các cấp tham gia học tập chuyên đề Chỉ thị 05 theo từng năm và có đăng ký cam kết thực hiện nội dung học tập và làm theo Bác với cấp ủy cùng cấp gắn với việc thực hiện Chỉ thị 01 của BCH Trung ương Đoàn.

Nhớ lại khoảnh khắc mang lá cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, nhận Huy chương Vàng nơi nước bạn, Nguyễn Trọng Dũng không giấu nổi xúc động. “Lời quốc ca vang lên cũng là lúc lá cờ Tổ quốc phấp phới tung bay, tôi tự hào khi mang vinh quang về cho nước nhà. Tôi hát quốc ca thật to, đó là lòng tự tôn, là bản lĩnh, là khát khao chiến thắng”, Dũng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.