Những biểu hiện 'tố' bạn bị dị ứng thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc khác nhau ra sao? Làm sao nhận biết đang bị dị ứng thuốc?

 

Dược sĩ HUỲNH PHƯƠNG THẢO, khoa Dược Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, giải thích:

Dị ứng thuốc không giống tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ là tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra, có thể xảy ra bất cứ người nào. Trong khi dị ứng thuốc chỉ xảy ra với một số người có cơ địa đặc biệt.

Dị ứng thuốc (còn gọi mẫn cảm với thuốc) là phản ứng có hại xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc sử dụng và cố gắng chống lại nó. Hoạt động của hệ thống miễn dịch là chống lại nhiễm trùng.

 

 Nổi mẩn đỏ là biểu hiện điển hình của dị ứng thuốc. Ảnh: BVCC
Nổi mẩn đỏ là biểu hiện điển hình của dị ứng thuốc. Ảnh: BVCC



Một loại dị ứng thuốc nghiêm trọng được gọi là dị ứng "tức thời" vì xảy ra nhanh sau khi dùng thuốc (thường trong vòng một giờ hoặc lâu hơn). Dị ứng “tức thời” thường xảy ra với các loại thuốc người bệnh đã từng sử dụng trước đó nhưng không có vấn đề gì.

Các triệu chứng dị ứng “tức thời” có thể bao gồm: Phát ban, nổi mẩn đỏ da; ngứa; đỏ bừng (đó là khi da chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng); sưng mặt, tay, chân hoặc cổ họng; đau họng, giọng khàn, khò khè hoặc khó thở; buồn nôn, nôn, đau bụng; choáng váng.

Dị ứng “tức thời” thường nghiêm trọng vì có thể trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc. Chưa hết, dị ứng “tức thời” có thể chuyển thành phản ứng dị ứng toàn thân đe dọa tính mạng, được gọi là sốc phản vệ.

Một loại dị ứng thuốc khác thường phổ biến hơn, gọi là dị ứng "chậm". Dị ứng “chậm” không nghiêm trọng và thường gây phát ban sau vài ngày dùng thuốc.

Phát ban thường lan rộng trên nhiều vùng da, đôi khi gây ngứa hoặc không. Dị ứng “chậm” không liên quan đến sưng, khó thở, nghẹt họng hoặc các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. Dị ứng “chậm” không trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác ngoài da.

Sau khi dùng thuốc, nếu rơi vào một trong các triệu chứng như khò khè hoặc khó thở; đau thắt ngực; ngất; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng thì hãy nghĩ ngay tới dị ứng thuốc. Lúc này, người nhà cần liên hệ ngay với cấp cứu.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh sử dụng loại thuốc mới và có bất kỳ triệu chứng như phát ban (nổi mụn đỏ trên da thường rất ngứa); đau bụng hoặc nôn mửa dữ dội; sốt cao; đau da, vết rộp da; đau và kích thích các mô mềm; chảy dịch mắt, miệng, âm đạo và các cơ quan khác… thì nhanh chóng gọi bác sĩ hoặc dược sĩ.

TRẦN NGỌC (ghi/PLO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.