Nhớ tiếng cồng chiêng xưa ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hồi còn bé, tôi cùng cha mẹ và các em sống ở một nông trường cà phê. Nhà mặt đường, xe qua lại nhiều nên vào mùa khô cơ man là… bụi. Những hạt li ti đáng ghét ấy giăng khắp nơi làm tôi phát chán. Ngày đó, ở chỗ tôi chưa có phong trào “sáng sáng uống cà phê, tối tối uống cà phê” như bây giờ. Buổi tối, sau một ngày lao động mệt nhọc, thanh niên ở các đội sản xuất thích tụ tập thật đông rồi cùng nhau thả bộ quanh xóm, con nít như tụi tôi thì bày đủ trò chơi, tiếng cười trẻ thơ giòn tan cả một khoảng sân.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Hồi đó, tôi hay thức thật khuya để học bài. Nhưng vẫn có những lúc lơ là. Đó là khi tôi dành hàng giờ chỉ để… nghe âm thanh của đêm. Nhất là vào mùa hoa cà phê nở, gió miên man đem mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào của loài hoa trắng tinh khôi ấy đến góc học tập bé nhỏ của tôi. Và, giữa không gian vắng lặng, dịu dàng, tiếng cồng, chiêng từ xa vọng lại, cứ nhẹ nhàng lan tỏa suốt tuổi ấu thơ.
Đằng sau nhà tôi có một ngôi làng Jrai. Nói là đằng sau chứ thực ra phải đi bộ khá xa mới tới làng. Có lần, tôi và mấy đứa bạn cùng lớp vào tận đó trộm xoài, bị dân làng đuổi chạy xanh mặt. Nhưng bắt được tụi tôi, họ hăm hăm mấy tiếng rồi thả cả người lẫn… xoài cho về. Tôi bắt đầu quý người Jrai từ đó. Thời gian này, mẹ tôi nấu rượu bán. Mỗi lần có việc, họ hay đến mua rượu của mẹ vì rượu cần không đủ cho cả làng cùng uống. Hồi ấy, rượu đâu dễ làm như bây giờ. Mẹ tôi nấu 10 kg gạo thì chỉ cho ra chừng 10 lít rượu cốt là nhiều. Cứ hôm nào người làng mua nhiều rượu, đêm đó tôi lại thức khuya hơn chút nữa để được nghe tiếng cồng chiêng vọng lại. Cha tôi bảo, khi nào trong làng có người về trời, họ mới đánh cồng chiêng để chia buồn. Sau này lớn lên, tôi biết thêm không chỉ trong buổi tiễn người làng về với Atâu, ở các lễ hội của người Jrai như mừng lúa mới, bỏ mả… cũng đều có cồng chiêng. Tôi nghe và cảm nhận âm thanh kỳ diệu ấy một cách say mê. Thoạt đầu thì có vẻ đơn điệu. Nhưng dần dần, tôi nhận ra nó có cung bậc và sắc thái khác nhau. Khi nhẹ nhàng, khoan thai, lúc trầm bổng, thiết tha đến nao lòng. Cho đến lúc tôi buồn ngủ ríu cả mắt mà vẫn còn nghe. Âm thanh huyền ảo ấy theo tôi vào cả những giấc mơ…
Lớn chút nữa, tôi đi học xa nhà. Về nghỉ hè, thấy mẹ không còn bán rượu. Hỏi vì sao, mẹ bảo: “Bây giờ, có người vào tận làng mở hàng bán. Rượu họ pha bằng hóa chất, một vốn bốn lời. Uống thứ đó vào người độc lắm, nhưng rẻ nên bà con thích mua. Mẹ không thích làm mấy chuyện đó. Thiếu thì cũng thiếu rồi…”. Tôi bật cười vì câu cuối của mẹ (mỗi lần thấy mình làm đúng mà chịu thiệt, mẹ tôi hay nói câu này). Cười đó, mà thấy lòng buồn hiu. Cả tiếng cồng chiêng khi xưa giờ cũng đã thưa dần.      
Rồi cha mẹ tôi chuyển nhà ra phố. Ước mơ ngày bé của tôi cuối cùng cũng thành hiện thực. Vậy mà lúc ra đi, tôi cứ lưu luyến, bịn rịn, rồi lại tự hỏi sao đã có lúc mình chán ghét nơi này? Có phải càng trưởng thành, người ta mới biết trân quý nơi đã ấp iu, bao bọc tuổi thơ? Tôi rưng rưng nhớ những làn gió nghịch ngợm thổi từng đám bụi vào mắt cay xè trên đường đến trường, nhớ hương hoa cà phê dịu dàng và nhớ những đêm lặng nghe tiếng cồng chiêng từ núi rừng vọng lại…
Bây giờ, cuộc sống đã ổn định, đủ đầy hơn xưa. Đêm nay, tôi không định thức mà sao cứ mãi trằn trọc, bâng khuâng… Âm thanh xưa lại vọng về trong tâm trí… Nhớ quá, cồng chiêng ơi!                                            
Thúy Trinh

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

(GLO)- "Nắm lại buổi chiều" là những dòng cảm xúc được tác giả Đào An Duyên ghi lại khi ngồi trên bậc cầu thang một ngôi nhà sàn ngắm nhìn đồi núi và những thửa ruộng gối lên nhau. Giữa mùa hè cây lá xanh tươi, chị chợt nghĩ về một mùa xuân đã từng rực rỡ, nghĩ về sự tuần hoàn của thời gian, của đời người.

Có một ngôi trường trong trí nhớ

Có một ngôi trường trong trí nhớ

'Tôn sư trọng đạo' vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Ấn phẩm Nhạc Thanh - Một thời đáng nhớ (NXB Hồng Đức), ra mắt đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một lần nữa khẳng định truyền thống này.
Gương mặt thơ: Thuận Ánh

Gương mặt thơ: Thuận Ánh

(GLO)- Thuận Ánh tên thật là Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Chư Á, TP. Pleiku), hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chất nữ trong thơ chị khá rõ, đa phần da diết về thân phận đàn bà.
Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh: Biểu diễn hay, tuyên truyền giỏi

Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh: Biểu diễn hay, tuyên truyền giỏi

(GLO)- Sau những buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp với tuyên truyền pháp luật của Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh Gia Lai, người dân hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hơn 1 năm đi vào hoạt động, những đóng góp thầm lặng của đội đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền kiến thức pháp luật đến người dân.
Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

Thơ Phương Loan: Dòng sông kiêu hãnh

(GLO)- "Dòng sông kiêu hãnh" là những câu thơ đầy tự hào của tác giả Phương Loan khi nhắc đến Pô Cô-nơi ghi dấu tay chèo thuyền độc mộc của Anh hùng A Sanh đưa bộ đội qua sông đánh giặc. Giờ đây, dòng sông ấy đã trở thành điểm đến hấp dẫn bao lữ khách với vẻ đẹp tựa "nàng sơn nữ tuổi hai mươi"...

“Chuyện bên dòng sông Ba”

“Chuyện bên dòng sông Ba”

(GLO)- Vùng đất bên dòng sông Ba với nhiều câu chuyện hay về chế độ mẫu hệ, phong tục và cả những hủ tục cần thay đổi đã được phản ánh chân thực qua sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba”. Hoạt động do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa tổ chức là một góc tiếp cận mới mẻ để truyền thông Dự án 8 tại địa phương.

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

(GLO)- Nguyễn Việt Chiến là một nhà báo, nhà thơ đều hai tay và nổi tiếng ở cả hai mảng thơ và báo. Ông là một trong những nhà báo chống tham nhũng hàng đầu Việt Nam, từng liên lụy với loạt bài điều tra vụ án PMU 18. Và trong thơ, ông đau đáu tình yêu Tổ quốc.
Truyền thông góp phần phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

Truyền thông góp phần phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

(GLO)- Tháng 3 vừa qua, chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2023-Get on Hanoi 2023” với chủ đề “Hà Nội-Đến để yêu” đã khởi động chuỗi 50 sự kiện du lịch tổ chức tại Thủ đô trong năm. Trong đó, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 đã tăng cường truyền thông các điểm đến di sản của đất Hà thành, kết nối với nhiều tỉnh, thành khác đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, góp phần làm phong phú cho du lịch Thủ đô.