Nhớ rau củ cải xuân xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vị đăng đắng từ lá củ cải đọng trong ký ức rồi dậy lên nỗi nhớ khi xuân về.
Món lá củ cải luộc trong bữa cơm quê.
Món lá củ cải luộc trong bữa cơm quê.
Hơn 30 năm trước, khi trồng khoai lang thì người dân Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) quê tôi gieo hạt củ cải vào luống đất nâu tơi xốp nơi gò đồi. Sau những đêm lạnh nằm trong đất, mầm non vươn lên đón gió bên rau lang xanh rờn. Ngày nối tiếp đi qua, những cây rau củ cải xanh tươi bên ngọn lang non tơ trông thật đã mắt. Rét lạnh cuối đông khiến cho rau thêm mướt xanh.

Nhớ tấm lòng thơm thảo của người dân quê nghèo, nhớ những cụ già tóc bạc

từng gánh gồng rau củ cải và khoai lang giờ đã ra người thiên cổ

Chừng 23 tháng Chạp, những bụi củ cải vươn cao đón nắng xuân hanh vàng. Đấy là lúc người dân quê tôi nhổ tỉa rau củ cải mang về lấy lá chế biến món ăn trong bữa cơm thường ngày. Việc này giúp khoai lang nuôi lớn củ khi bớt những gốc rau tranh giành dưỡng chất trong đất.

Thuở nhỏ, tôi cùng lũ bạn chung xóm lùa bò chăn thả trên gò đồi sau buổi đến trường. Ngày chậm chạp trôi qua mặc cho tuổi thơ mong mau đến tết. Chiều tối, lùa bò về chuồng, chúng tôi thường ghé vai quảy giúp quang gánh cho những cụ già trong xóm. Trong đôi thúng là rau củ cải vừa nhổ, rau lang vừa cắt còn rớm mủ (nhựa) mang về xắt nhỏ để nấu cám cho heo kêu eng éc trong chuồng. Về đến đầu làng, cụ đỡ quang gánh rồi dúi vào tay cậu bé quảy giúp mớ rau củ cải mang về cho mẹ. Rồi cụ mang ít rau đến biếu hàng xóm.
Những ngày gần tết, hương xuân khẽ lan trong gió nhẹ làm lòng phơi phới hân hoan. Nhưng bữa cơm gia đình vẫn chỉ rau dưa và ít cá tôm đánh bắt trên đồng làng bởi ngày ấy bộn bề gian khó. Vậy nên đĩa lá củ cải luộc hay xào thường hiện diện trên mâm cơm của người dân quê ngày tôi còn thơ dại.
Lá rau cắt ngắn rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, đun sôi nước trên bếp củi lửa bập bùng rồi cho rau vào nồi, thêm ít muối hạt. Dùng đũa đảo nhẹ rồi vớt ra đĩa khi rau chín. Gắp rau chấm vào chén nước mắm pha chanh, đường, ớt, tỏi rồi ăn với cơm nóng vừa xới ra khỏi nồi. Vị đăng đắng của rau quyện với chua của chanh lẫn mặn từ mắm hòa cùng ngọt của đường và cay của ớt đọng lại dư vị khó phai.
Lá củ cải xào thêm vị béo từ dầu phộng và mùi thơm quyến rũ bởi những lát hành tím trồng trong vườn nhà. Phương pháp chế biến món này khá đơn giản. Lá rau cắt ngắn, rửa sạch rồi vớt ra rổ. Đun sôi dầu phộng cùng hành tím đến khi tỏa hương thơm phức thì cho rau vào chảo rồi dùng đũa đảo đều. Tiếp đến, cho ít muối nhuyễn rồi đảo nhẹ tay. Rau chín, rắc ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp. Món xào làm vợi vị đăng đắng vốn có từ lá củ cải cho cơm gạo thêm ngọt lành.
Giờ người dân quê không còn gieo hạt củ cải bên cạnh khoai lang như thuở trước. Lá rau có vị đăng đắng khó tìm bởi sự lấn lướt của nhiều loại rau quả khác ở chợ quê. Vợ không giấu nổi vẻ ngạc nhiên khi nghe tôi tìm lá củ cải để chế biến món ăn. Với tôi, vị đăng đắng ấy đọng trong ký ức rồi dậy lên nỗi nhớ khi xuân về. Nhớ tấm lòng thơm thảo của người dân quê nghèo, nhớ những cụ già tóc bạc từng gánh gồng rau củ cải và khoai lang giờ đã ra người thiên cổ.
Trang Thy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...