Nhớ mùa Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi bầu trời chuyển dần sang màu xám nhạt, khi mặt trời biếng lười tỏa nắng và khi hầu hết cây cối thi nhau trút bỏ bộ lá vàng, còn lại là những cành lá khẳng khiu, trơ trịu, ấy là lúc đông về.
 

 

Mùa đông! Tiết trời lúc nào cũng nằng nặng như đang chất chứa một nỗi niềm gì đó. Trời lạnh và khô. Cơn gió mùa đông làm run rẩy mọi vật. Nhìn những chiếc lá vàng khô xao xác cuộn vào một góc, tôi lại nhớ đến mùa đông của một thời xa ngái. Cái ngày tôi còn là một cô con gái ngây thơ quẩn quanh bên cha mẹ, bên lũy tre đầu làng, bên hàng dâm bụt đầu ngõ.
 
Đông về, mẹ lấy từ trong rương ra mớ quần áo ấm đã cất kĩ sau đợt lạnh cuối cùng của mùa đông trước cho chị em chúng tôi mặc. Áo len mẹ tự tay đan cho các con, hai, ba năm vẫn vừa in khin khít.
 
Đông về, bếp củi của mẹ chẳng khi nào nguội lửa. Dù trời lạnh, mẹ vẫn dậy sớm như thường lệ. Mẹ nhóm lửa để nấu nướng cơm nước, để hơ tay, để giữ ấm gian bếp. Để khi cha tôi dậy đã có bình trà nóng chờ sẵn, chị em tôi dậy có nước ấm đánh răng rửa mặt. Rồi cả nhà tôi sẽ ngồi xúm bên bếp lửa hơ tay, quây quần bên rổ khoai luộc nóng hôi hổi còn nghi ngút khói. Tiếng nói cười cứ vang lên không ngớt ấm cả mùa đông lạnh. Thi thoảng chị em tôi lại tranh thủ tro nóng có sẵn của bếp lửa mà vùi vào đó củ sắn, củ khoai. Chờ cho chúng chín thì lấy ra, bóc lớp vỏ cháy đen đi, bẻ đôi chia cho nhau, vừa ăn vừa nhìn làn khói mỏng manh bay lên. Mùi sắn, khoai thơm tràn gian bếp nhỏ.
 
Tôi nhớ mùa đông của bao năm xa lắc, khi những cơn gió lạnh đầu đông tràn về đã làm khô cong cuống rạ, tôi lũn cũn xách giỏ theo cha bắt những con ốc nằm ngửa miệng trên từng vũng bùn khô nước của ruộng lúa đã qua mùa gặt hái. Tôi hí hửng khi giỏ ốc cứ nặng dần. Về nhà, mẹ tôi sẽ ngâm ốc vào chậu nước cho chúng nhả hết bùn đất trong miệng, trong bụng ra, rồi rửa đi rửa lại nhiều lần cho thật sạch. Ít thì mẹ sẽ luộc để cả nhà ăn chơi, nhiều thì hứa hẹn sẽ có nồi chuối xanh nấu ốc ngon tuyệt vời. Bữa ăn dân dã ngày ấy sao mà ngon đến vậy, ngon suốt cả tuổi thơ tôi, ngon đến tận bây giờ.
 
Có những mùa đông, trời lạnh se lạnh sắt. Dù mặc bao nhiêu quần áo ấm thì hai hàm răng vẫn va vào nhau lập cập mỗi khi gặp cơn gió lùa qua. Đôi bàn tay cứng lại, làm việc gì cũng lóng ngóng vụng về. Vậy mà bao công việc bộn bề của một ngày mẹ vẫn lo toan đâu vào đấy.
 
Những đêm mùa đông, mẹ sẽ đi nằm trước để “sưởi ấm” chăn chiếu đang lạnh ngắt lạnh ngơ, để khi chị em tôi lên giường không phải co rụt lại vì chạm vào chiếu chăn lạnh. Chúng tôi sẽ nằm nép chặt vào bên mẹ để tìm hơi ấm cho giấc ngủ ngoan hiền, y như đàn gà con núp dưới hai bên cánh mẹ.
 
Giờ đây, những kỉ niệm ấy đã nằm sâu trong một miền kí ức. Tôi lớn lên, lấy chồng và lập nghiệp ở một nơi xa - nơi mà mùa đông chỉ thoáng qua trong cái se se lạnh đòi người ta phải khoác lên mình hững hờ một cái áo ấm mỏng chứ không lạnh run rẩy từng cơn như ngoài Bắc. Ngồi giữa mùa đông này, tôi lại nhớ quê mình, nhớ mẹ cha và những mùa đông xưa cũ để nghe lòng mình ngân lên giai điệu nhớ thương về một thuở dại khờ trong vòng tay cha mẹ.
 
Ngồi nhớ mùa đông, nghe hơi ấm trào dâng.

 

Theo TRƯƠNG THÚY (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.