Nhịp thời gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thoảng như chớp mắt, tháng 12 cũng đã nhẹ những bước chân cùng sương, cùng nắng. Ngày tháng cứ cầm tay nhau mà ngang qua để rồi đến khi nhìn lại, ta mới giật mình. Thảo nào, trong sớm mai vừa lên, mỗi khi chạy bộ dưới tàng cây xanh ngát trong Công viên Diên Hồng, tôi lại càng cảm nhận được rõ hơn hơi thở dịu dàng của không gian lẫn thời gian.

Thực ra, tháng 12 vẫn đến đúng như nhịp thời gian của nó, có chăng vì lòng người đã vốn sẵn đeo mang những tâm thế khác nhau, đón nhận cũng khác nhau. Tôi ngồi cùng tháng 12 ngay góc quán nhỏ xinh nép mình dưới bóng cây đa trong Công viên Diên Hồng. Có phải vì quán nằm dưới tàng cây cổ thụ mát lành nên hầu như ai ngang qua cũng dừng chân ngay chiếc bàn cũ, cô chủ quán chỉ cần nhìn thoáng thấy bóng dáng khách quen là đã mang tới thức uống. Chỉ vài bộ bàn ghế nhựa nhỏ xinh mà sớm nào cũng đông vui đến lạ. Chắc lẽ, khách tìm đến trong tình thân, trong nhịp chảy trôi thời gian trên từng góc nhỏ rêu phong kia. Mới hay, cảm giác xôn xao ấm áp của mùa sang ở phố núi Pleiku có những tín hiệu rất riêng như thế. Lặng yên trong miên man nghĩ suy, tưởng như nhìn thấu cả những giọt nắng xuyên qua vòm cây xanh lá. Thoảng nghe trong gió dịu dàng khúc nhạc Giáng sinh tươi vui, rộn rã. Lại nghĩ, có biết bao trẻ nhỏ háo hức đón chờ ông già Noel cùng những món quà như ước nguyện.    

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

                  
Chợt đưa mắt nhìn sang phía dãy tường rêu phong năm tháng. Tháng 12 lung linh trên những vạt hoa cộng sản tinh khôi bung cánh bay trong sương sớm. Lọt thỏm tường rào, khóm hoa với vạt trắng muốt, uốn mình trong gió. Ngay giữa nhưng ồn ã, vội vã của nhịp đời, bất chợt nụ hoa lặng lẽ xòe nở như ngọn đèn soi bóng ở phía chân trời xa hiện lại cứ thế len lách vào phố những lấp lánh reo vui. Nếu đã từng đắm mình trong bất cứ mùa hoa nào ở mảnh đất này, chắc hẳn ai rồi cũng sẽ thương nhớ khôn nguôi.

 Khoảnh khắc gạch nối của biên niên, khi chỉ vài ngày nữa thôi, cuốn lịch trên tường sẽ mỏng dần đến tờ cuối cùng. Tháng cuối cùng của năm, dù lặng lẽ hay ồn ào, thành công hay thất bại, buông bỏ hay giành giật, nhận lỗi hay cố chấp thì cách soi sáng con đường của mỗi người vẫn là tự tìm lối riêng để mình bước đến. Học cách bình thản hơn trong mọi việc để mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên, kể cả những điều không mong muốn, bởi ai rồi cũng ngộ ra rằng, có khiếm khuyết mới là cuộc sống, có đau buồn mới có niềm vui.

Ai đó từng nói, không chỉ trong tháng 12 mà ở thành phố này tháng nào cũng đẹp đến mơ màng. Và dẫu ngày tháng đang khép lại, dẫu chưa hẳn là thời gian đủ để cho ai đó tạm dừng việc công việc mưu sinh để thảnh thơi nhấp chén trà mà lắng nghe tháng 12 trong từng thanh âm của cuộc sống: tiếng xe máy từ đầu hẻm vọng lại, tiếng bước chân đường xa hay phấn khích trong giai điệu Rock của Bức Tường vang đâu đây vọng lại: “Thấm thoát thời gian dần trôi quá nhanh/Quanh đi ngoảnh lại đã tới tháng 12”. Thốt nhiên, tôi thấy lòng rộn rã đến lạ. Và tôi muốn mình hãy sống trọn trong khoảnh khắc tháng 12 với những xúc cảm tuyệt vời này.

 

 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.