Nhiếp ảnh: "Đánh thức" trách nhiệm bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại “nóng” như hiện nay, từ biến đổi khí hậu, rác thải nhựa đến ô nhiễm không khí, đất, nước… Không đứng ngoài cuộc, tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tỉnh đã góp phần “đánh thức” trách nhiệm xã hội về ý thức bảo vệ môi trường của công chúng.
Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp vì môi trường
Tại Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc (COP26) tổ chức ở Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh) mới đây, cùng với nhiều vấn đề nóng về môi trường được đưa lên bàn nghị sự, những bức ảnh ấn tượng nhất trong cuộc thi ảnh quốc tế “Nhiếp ảnh gia môi trường” năm 2021 cũng được công bố. Thông điệp của các tác phẩm này càng lan tỏa mạnh mẽ khi hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính.
Trước đó, từ gần 7.000 bức ảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư ở 119 quốc gia, Ban tổ chức đã chọn 46 tác phẩm xuất sắc nhất để triển lãm, trong đó có 6 bức ảnh của 4 tác giả Việt Nam. Đáng chú ý, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Linh Vinh Quốc (Gia Lai) có 2 tác phẩm gồm: “Núp nắng” và “Thu hoạch muối Đầm Vua”.
Tác phẩm “Núp nắng” của tác giả Nguyễn Linh Vinh Quốc được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh quốc tế “Nhiếp ảnh gia môi trường” năm 2021.
Tác phẩm “Núp nắng” của tác giả Nguyễn Linh Vinh Quốc được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh quốc tế “Nhiếp ảnh gia môi trường” năm 2021.
Đây là năm thứ 10 liên tiếp NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc tham gia cuộc thi do Quỹ từ thiện hoạt động trong lĩnh vực môi trường CIWEM (Vương quốc Anh) phối hợp với nhà sản xuất máy ảnh Nikon tổ chức. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc cho biết, cả 2 tác phẩm đều phản ánh sự khắc nghiệt của thời tiết nắng nóng, hậu quả của biến đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu. Bức “Thu hoạch muối Đầm Vua” chụp tại tỉnh Ninh Thuận, còn bức “Núp nắng” chụp một cậu bé ở xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) mồ hôi nhễ nhại trốn nắng dưới gầm nhà sàn. Trong đôi mắt nheo lại của cậu bé để tránh ánh mặt trời chói gắt như có một dấu hỏi lớn. 
Trước đó năm 2017, vượt qua 6.000 ảnh dự thi, NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc vinh dự được trao giải thưởng chung cuộc của cuộc thi nói trên với tác phẩm “Đôi mắt đầy hy vọng của bé gái mưu sinh trên bãi rác”. Nhân vật chính trong tác phẩm là bé gái đang cùng mẹ nhặt phế liệu tại một bãi rác ở tỉnh Kon Tum. Khi trời bắt đầu chuyển mưa, mắt em ngước nhìn lên với vẻ mặt hạnh phúc và đầy hy vọng dù xung quanh chỉ toàn là rác với rác. 
"Lấy nước mùa khô"-một tác phẩm về môi trường của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc.
"Lấy nước mùa khô"-một tác phẩm về môi trường của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc.
Sinh ra và lớn lên tại Gia Lai, NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc đã dành trọn tình yêu cho vùng đất này. Tình yêu ấy thể hiện qua những bức ảnh nắm bắt nhanh nhạy từng khoảnh khắc khó cưỡng của thiên nhiên, con người, văn hóa đặc sắc. Ngoài ra, chứng kiến sự khắc nghiệt của thời tiết do biến đổi khí hậu, thực trạng ô nhiễm hoành hành… anh luôn mong muốn làm được điều gì đó ý nghĩa. “Tôi rất vui vì tác phẩm của mình góp một tiếng nói vào mục tiêu bảo vệ môi trường. Đây cũng là trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ”-anh Quốc chia sẻ niềm vinh dự khi có những tác phẩm được chú ý tại những cuộc thi ảnh môi trường mang tầm quốc tế.
Lời “nhắn gửi” từ ảnh phong cảnh
Bên cạnh những bức ảnh phản ánh thực trạng môi trường, phía sau thể loại ảnh phong cảnh cũng là lời “nhắc nhẹ” về sự chung tay bảo vệ thiên nhiên. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol), một trong số những tay máy đam mê ảnh phong cảnh chia sẻ quan điểm: “Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mang lại mỹ cảm nhất định, khiến con người phải ý thức điều chỉnh hành động để chung tay bảo vệ môi trường”. Theo anh, điều này càng trở nên cấp thiết khi một số thắng cảnh đang bị rác thải đe dọa bởi sự thiếu ý thức của một bộ phận du khách.  
Tác phẩm
Tác phẩm "Núi lửa Chư Đang Ya" của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa-1 trong 50 bức ảnh phong cảnh đẹp nhất thế giới năm 2020.
Mê đắm cảnh đẹp Gia Lai, Nguyễn Ngọc Hòa là một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên “đánh thức” thiên nhiên hùng vĩ trên địa bàn như: núi lửa Chư Đang Ya, cánh đồng Ngô Sơn, hàng thông trăm tuổi, Biển Hồ chè (huyện Chư Păh), thác 50 (huyện Kbang)... Nghệ sĩ cho hay, người xem lướt qua mỗi tấm ảnh chừng vài giây, nhưng để có được tác phẩm ấy người nghệ sĩ phải mất rất nhiều công sức săn tìm khoảnh khắc. Có khi lặn lội ngày này qua ngày khác, có lúc phải bật dậy từ mờ sáng. Và sự dày công đó đã được ghi nhận xứng đáng bằng sự tán thưởng của công chúng, góp phần quảng bá mạnh mẽ để những “nơi chốn” trở thành điểm đến đầy thu hút của du khách trong và ngoài nước. Trong số đó, bức ảnh chụp núi lửa Chư Đang Ya từ trên cao đã được vinh danh là 1 trong 50 bức ảnh phong cảnh đẹp nhất thế giới tại cuộc thi ảnh phong cảnh Landscape 2020 do ứng dụng Agora tổ chức, thu hút 14.739 tác phẩm dự thi. Và khu vực Đông Nam Á chỉ có 2 đại diện đến từ Indonesia và Việt Nam được gọi tên. Cũng tại cuộc thi do Agora tổ chức về chủ đề mùa xuân năm 2020, tác phẩm “Vẻ đẹp bên trong thác Hang Én” của anh cũng lọt vào tốp 5 tác phẩm được đánh giá cao. 
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa chia sẻ: “Bản thân chúng tôi khi đi tác nghiệp luôn nằm lòng câu slogan của dân du lịch: “Không mang gì về ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”. Khi ra về, chúng tôi luôn nhắc nhau gom hết rác thải để xử lý. Từ ảnh phong cảnh, chúng tôi cũng muốn truyền đi và lan tỏa thông điệp: Phong cảnh Gia Lai rất đẹp! Vì vậy, mọi người hãy nâng cao ý thức, chung tay gìn giữ những cảnh đẹp này cho người đến sau, cho tất cả mọi du khách. Và trên hết là cho mục tiêu khai thác du lịch lâu dài, bền vững”.
PHƯƠNG DUYÊN - ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.

“Rừng thông xanh một đời ở lại”

“Rừng thông xanh một đời ở lại”

(GLO)- Hình ảnh đầy luyến nhớ ấy đã lưu dấu vĩnh viễn trong ký ức một thi sĩ từng có phần đời sống và viết ở Pleiku-nhà thơ Lê Nhược Thủy. Để rồi, những gì đẹp đẽ nhất về phố núi, về Gia Lai được ông gom lại tròn đầy trong tập thơ “Mắt núi” vừa xuất bản.