Nhật Bản tài trợ 500 tỉ đồng cho Việt Nam chống dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 7-9, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã ký công hàm trao đổi về việc Nhật tài trợ 500 tỉ đồng cho Việt Nam chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Thanh Long (bên trái ảnh) và ông Yamada Takio (bên phải ảnh) tại lễ ký công hàm chiều nay 7-9 - Ảnh: THÚY ANH
Ông Nguyễn Thanh Long (bên trái ảnh) và ông Yamada Takio (bên phải ảnh) tại lễ ký công hàm chiều nay 7-9 - Ảnh: THÚY ANH


Theo trọng tâm công hàm, Nhật Bản sẽ tài trợ chương trình cung cấp trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện tuyến trung ương theo hình thức ODA không hoàn lại. Trị giá khản viện trợ tương đương 500 tỉ đồng, trong đó phía Việt Nam thụ hưởng 455 tỉ đồng, còn lại là phí đại lý chỉ định của Chính phủ Nhật Bản.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết mục tiêu chung của khoản tài trợ là hỗ trợ kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị y tế tại 4 bệnh viện: Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện Huyết học và truyền máu trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện C Đà Nẵng, nhằm đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh, thảm họa khác.

Tại lễ ký công hàm, ông Nguyễn Thanh Long và ông Yamada Takio đã cùng bàn bạc nối lại việc đi lại giữa Việt nam và Nhật Bản thông qua các chuyến bay thương mại.

Theo ông Long, Việt Nam và Nhật đều đang xúc tiến để sớm mở lại đường bay thương mại giữa 2 nước. Với các chuyên gia Nhật đến Việt Nam trong thời gian ngắn (3-5 ngày), phía Việt Nam đồng ý không cách ly tập trung, nhưng chuyên gia phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trước khi đến Việt Nam.

Tại Việt Nam, chuyên gia được theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú đã được chuẩn bị trước, đồng thời được phía Việt Nam xét nghiệm PCR một lần nữa và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phía Việt Nam triển khai.

Hai bên cũng thảo luận về dự án Bệnh viện Chợ Rẫy 2 do Nhật Bản hỗ trợ đã kéo dài 5 năm nhưng chưa triển khai được và đồng thuận sẽ xúc tiến nhanh chóng dự án quan trọng này.

Phía Nhật cũng cho biết từ năm 2019 đã có một số thuốc của Nhật lưu hành tại thị trường Việt Nam, đến nay sắp hết hạn giấy phép (5 năm) và Việt Nam chưa cấp phép mới.

"Phần lớn số này là thuốc nhỏ mắt, tại Nhật không yêu cầu các doanh nghiệp thuốc phải thẩm định lại từ đầu sau mỗi 5 năm nếu thuốc đó không thay đổi gì về thành phần, vì vậy đề nghị phía Việt Nam cũng xem xét điều này" - ông Yamada Takio nói.

Theo ông Long, Bộ Y tế đã thành lập hội đồng xem xét cấp phép lưu hành thuốc do một nguyên thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì, hội đồng này sẽ sớm xem xét cấp phép lại cho các thuốc đã hết hạn lưu hành, trong đó có thuốc của Nhật Bản.

Việc chậm cấp phép các thuốc đã hết hạn lưu hành đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, không chỉ với nhóm doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo L.ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.