Nhân viên bảo vệ rừng ở Đắk Nông tiếp tục nghỉ việc do "mất phương hướng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, nhiều vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Quyền lợi chưa được bảo đảm khiến một số công chức, viên chức và người lao động giữ rừng bỏ việc, xin nghỉ việc, hoặc chuyển công tác khác.
 
Những bữa cơm thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng.
Những bữa cơm thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng.

5 năm qua, tại các đơn vị chủ rừng (Công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ) trên địa bàn Đắk Nông có 344 người nghỉ việc, bỏ việc hoặc chuyển sang làm những công việc khác an toàn, ổn định và thu nhập cao hơn.

Theo thống kê, 5 năm qua, tại các đơn vị chủ rừng (Công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ) trên địa bàn Đắk Nông có 344 người nghỉ việc, bỏ việc hoặc chuyển sang làm những công việc khác an toàn, ổn định và thu nhập cao hơn. Trong số lao động nghỉ việc có 140 người có thời gian công tác 5 năm, 105 người có thời gian công tác 10 năm và 99 người có thời gian công tác hơn 10 năm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung hiện quản lý hơn 23 nghìn ha rừng tự nhiên, có 68 công chức, viên chức và người lao động. Trong 5 năm từ năm 2017 đến tháng 6/2022 toàn đơn vị có 20 người nghỉ việc. Trong đó, số người công tác 1 đến 5 năm nghỉ việc là 15 người; số người công tác từ 5-10 năm nghỉ việc là 2 người; số người công tác trên 10 năm nghỉ việc là 3 người.
 
Cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức truy quét, chống khai thác gỗ trong mùa khô Tây Nguyên.
Cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức truy quét, chống khai thác gỗ trong mùa khô Tây Nguyên.
Nguyên nhân được xác định là do chế độ tiền lương thấp, số lượng hợp đồng lao động nhiều, kinh phí tự chủ chưa bảo đảm chi trả cho người lao động.
Mặt khác, người lao động luôn đối mặt với nguy hiểm, mức rủi ro cao, nhưng chế độ chi trả thấp, không tương xứng hoặc không có; điều kiện làm việc khó khăn, nhà trạm nơi ăn ở sinh hoạt tạm bợ; áp lực về phá rừng, thường xuyên tiếp xúc, xung đột với dân, nguy hiểm luôn rình rập...
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung Nguyễn Văn Mạnh cho biết, trước tình trạng người lao động nghỉ việc nhiều đơn vị đã thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động ở lại như tăng lương, hỗ trợ thêm tiền xăng xe, cấp thêm trang thiết bị và đồ bảo hộ nhưng cũng không giữ chân được người lao động. Hiện đơn vị đã tổ chức thông báo tuyển dụng gửi rộng rãi qua các nhóm Facebook, Zalo, trang web các trường đại học lâm nghiệp để tuyển dụng lao động, trong đó ưu tiên người địa phương sinh sống gần rừng để gắn bó lâu dài với đơn vị. Tuy nhiên, đến nay vẫn không thu hút được người lao động, nguồn nhân lực vẫn thiếu hụt.

Nguyên nhân được xác định là do chế độ tiền lương thấp, số lượng hợp đồng lao động nhiều, kinh phí tự chủ chưa bảo đảm chi trả cho người lao động.

Mặt khác, người lao động luôn đối mặt với nguy hiểm, mức rủi ro cao, nhưng chế độ chi trả thấp, không tương xứng hoặc không có; điều kiện làm việc khó khăn, nhà trạm nơi ăn ở sinh hoạt tạm bợ; áp lực về phá rừng, thường xuyên tiếp xúc, xung đột với dân, nguy hiểm luôn rình rập...
Theo ông Mạnh, để giữ chân người lao động, tuyển mới nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ thì cần có các chính sách đãi ngộ, các chế độ, ưu đãi thu hút. Đặc biệt, cần phải xem xét, đánh giá toàn diện, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật theo hướng bảo vệ tốt hơn về tính mạng, chế độ chính sách, quyền lợi và hiệu lực pháp luật đối với người lao động tham gia quản lý bảo vệ rừng.
 
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk RMăng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk nông tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng.
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk RMăng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk nông tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng.
Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long cho biết, lực lượng quản lý bảo vệ rừng thu nhập thấp hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập chung; lực lượng này chủ yếu là lao động hợp đồng nên giữa người sử dụng lao động và người lao động chưa có sự gắn kết, họ không có tương lai bền vững và được pháp luật bảo vệ như công chức, viên chức kiểm lâm. Trong khi đó, trách nhiệm cao, thường xuyên đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, thậm chí đối diện với pháp luật nếu để mất rừng diện tích lớn. Trong 3 năm, đơn vị đã có 6 người nghỉ việc, trong số đó có nhiều người công tác hơn 5 năm, thậm chí có trường hợp là trạm trưởng công tác gần 10 năm cũng xin nghỉ việc.
Theo ông Long, cần đánh giá khách quan, toàn diện với nhiệm vụ công việc, điều kiện làm việc để từ đó có cơ chế, chính sách đặc thù, tăng thêm thu nhập; đầu tư cơ sở vật chất tại các trạm, chốt quản lý bảo vệ rừng để cải thiện đời sống cho người lao động; thậm chí các chế độ thụ hưởng, được pháp luật bảo vệ tương đương như kiểm lâm. Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế mở, cởi trói cho các đơn vị lâm nghiệp phát triển kinh tế rừng theo phương án phát triển rừng bền vững để có nguồn thu nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, thu nhập bình quân của lực lượng quản lý bảo vệ rừng tại Đắk Nông khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng, không đủ trang trải sinh hoạt cho cá nhân và sinh hoạt tối thiểu của gia đình. Trong khi đó, điều kiện đi lại khó khăn, xa xôi; khó được tiếp cận với các nguồn thông tin và sự vận động, phát triển của xã hội; không có thời gian chăm sóc gia đình.
Mặt khác, cán bộ quản lý rừng thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm và xung đột, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng; trong khi công cụ hỗ trợ còn thô sơ, quyền hạn thì hạn chế; áp lực sẽ bị xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất rừng; khi xảy ra va chạm, bị đối tượng hãm hại dẫn đến suy giảm sức khỏe, giảm sút về tinh thần nhưng không có chính sách bảo vệ, bảo hộ; Nhà nước chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ, đãi ngộ cho lao động làm công tác quản lý, bảo vệ rừng dẫn đến tình trạng giảm sút ý chí, mất phương hướng nên nghỉ việc.
 
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ chuẩn bị bữa ăn tối nơi rừng sâu biên giới huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ chuẩn bị bữa ăn tối nơi rừng sâu biên giới huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông Phạm Tuấn Anh cho biết, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhằm giữ chân, tạo điều kiện tiếp sức cho người lao động thêm nhiệt huyết tham gia, cống hiến cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cần có những cơ chế phù hợp, bảo đảm nguồn thu nhập tối thiểu để họ có thể sống được bằng chính nghề rừng.
Chính phủ cần có chính sách đặc thù, hỗ trợ lực lượng quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng nói chung và các doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng nhằm bảo đảm chế độ đãi ngộ, có phụ cấp thâm niên nghề, có tiền lương tối thiểu ổn định; được làm việc, được nghỉ ngơi theo đúng quy định.
Riêng đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho thời gian thêm giờ của người lao động; cởi trói cho doanh nghiệp trong việc chi những khoản tăng thêm cho người lao động bằng nguồn thu của doanh nghiệp và nguồn hỗ trợ của nhà nước.
Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các quy định chế tài phù hợp trong việc xử lý hành chính, bảo đảm đủ sức răn đe; tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trong quá trình thực thi nhiệm vụ; đồng thời cho phép lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được sử dụng nhiều loại công cụ hỗ trợ kịp thời bảo vệ tài sản của Nhà nước và bảo vệ chính bản thân mình; kịp thời ngăn chặn, xử lý, trấn áp các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
Chính phủ cần ban hành các chính sách đặc thù, hỗ trợ cho các đơn vị chủ rừng có đủ nguồn thu để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Theo CHẤN HƯNG-KHẢI HOÀN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm