Nhân loại tỉnh thức về an ninh y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tờ Tagesspiegel của Đức ngày 3.4 dẫn các nguồn tin an ninh cho biết 200.000 khẩu trang loại FFP2 (N95) và FFP3 được chính phủ Đức đặt hàng cho lực lượng cảnh sát sử dụng đã bị “chặn và chuyển sang Mỹ”.

 

Máy thở có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 có diễn tiến nặng. Ảnh: The Guardian/Axel Heimken/AFP qua Getty Images.
Máy thở có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 có diễn tiến nặng. Ảnh: The Guardian/Axel Heimken/AFP qua Getty Images.



“Người lính sẽ không tham chiến nếu không có vũ khí, vậy tại sao các y tá vẫn phải làm việc khi không có thiết bị bảo hộ?”, đó là phát ngôn của Leyrose McIntyre, một trong khoảng 30 y tá tham gia biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế Montefiore ở Bronx, New York, Mỹ hôm 2.4.

Châu Âu, Mỹ kêu gào thiếu khẩu trang, máy thở. Nhiều nước khởi động sản xuất trong khi những thiết bị và dụng cụ y tế phục vụ cho các bệnh viện cần từng giây, từng phút.

Những dòng tin trên cho cả thế giới tỉnh ngộ về an ninh y tế.

Con người đầu tư cho an ninh quốc phòng. Đúng thôi, nhưng dịch cũng là giặc. Chống giặc xâm lăng có vũ khí thì chống giặc dịch cũng cần có các công cụ là thiết bị, dụng cụ y tế làm vũ khí. Súng đạn đầy kho của các nước, nhưng khẩu trang, thứ bình thường đó lại thiếu trầm trọng.

Con người dành lúa gạo cho an ninh lương thực. Đúng thôi, nhưng đã có trên 60.000 người chết vì dịch COVID-19 tính đến ngày 4.4. Cùng thời gian bùng dịch, có ai chết vì đói chưa?

Con người tích trữ nhiên liệu để bảo đảm an ninh năng lượng. Đúng thôi, nhưng cả thế giới phải hạn chế đi lại khi giặc COVID-19 tấn công. Năng lượng dư thừa, giá dầu xuống tận đáy, trong lúc thiếu khẩu trang, máy thở. Thế mới thấy đầu tư cho an ninh năng lượng với an ninh y tế bên nào trọng, bên nào khinh. Con người cất tiền vào kho để bảo đảm an ninh tiền tệ. Đúng thôi, nhưng những quốc gia giàu như Mỹ cũng không mua được đủ khẩu trang và máy thở phục vụ cứu chữa bệnh nhân COVID-19.

Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19, nên luôn đủ khẩu trang, máy thở, cơ sở y tế phục vụ điều trị bệnh nhân nhiễm dịch. Nếu không, có thể còn khủng hoảng hơn các nước, cho nên phải rút ra bài học về an ninh y tế.

Ngoài việc đào tạo y bác sĩ đảm bảo tỉ lệ tiêu chuẩn trên đầu dân, ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh đầy đủ về số lượng và chất lượng, cần có hệ thống dự trữ thuốc men, dụng cụ, thiết bị y tế phục vụ cho việc phòng chống dịch bệnh khi có đại dịch xảy ra.

Khi xảy ra đại dịch, có bác sĩ nhưng không có khẩu trang, dụng cụ bảo hộ, thì bác sĩ cũng trở thành nạn nhân của virus. Đội ngũ tuyến đầu chống giặc mà “trúng đạn” thì vỡ trận là cái chắc.

Thuốc men, dụng cụ, thiết bị y tế như khẩu trang, máy thở phải dự trữ đầy đủ như súng đạn. “Chống dịch như chống giặc” - không thể thiếu vũ khí.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhan-loai-tinh-thuc-ve-an-ninh-y-te-796065.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?