Nhận diện, đấu tranh với thông tin xấu, độc trên không gian mạng - Bài 2: Hoạt động chống phá tinh vi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhận định của cơ quan an ninh, hoạt động của các hội, nhóm trái phép liên quan đến an ninh quốc gia tiếp tục có những diễn biến phức tạp, manh động và cực đoan. Phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, khai thác tối đa sự lan truyền nhanh, rộng trên không gian mạng để lôi kéo đối tượng là người đi khiếu kiện, tội phạm nhằm phục vụ các hoạt động biểu tình, phá hoại, bạo loạn, tiến tới thực hiện “Cuộc cách mạng màu” lật đổ chế độ ta…
Lập hội nhóm “kín”, vu cáo chính quyền 
Trong các chuyên án được cơ quan an ninh đưa ra trước ánh sáng pháp luật thời gian qua, có thể thấy, phương thức hoạt động của các hội nhóm phản động hết sức tinh vi nên lôi kéo được một số đối tượng tham gia. Trong đó, số cầm đầu phản động lưu vong ở nước ngoài đã móc nối với số phần tử phản động trong nước thông qua các phần mềm mang tính bảo mật cao để liên lạc, phân công, giao nhiệm vụ, nhận sự chỉ đạo và kinh phí để tổ chức các hoạt động chống đối. Các hình thức hội họp, đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đều được thực hiện qua các phần mềm này. 

Các hội nhóm phản động dùng hình ảnh biểu tình vào tháng 6-2018 để kêu gọi tham gia bạo loạn
Các hội nhóm phản động dùng hình ảnh biểu tình vào tháng 6-2018 để kêu gọi tham gia bạo loạn
Cùng với đó là thành lập hội nhóm “kín” hoạt động công khai trên các mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài hội nhóm đã bị các lực lượng chức năng đấu tranh, phá rã như: “Hội anh em dân chủ”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, “Phong trào con đường Việt Nam”…, hơn 20 hội nhóm “kín” trên không gian mạng tiếp tục được thành lập, tạo thành một mạng lưới làm nhiễu loạn thông tin trong cộng đồng mạng.
Điển hình có các nhóm “Đảng Cộng hòa Việt Nam”, “Đảng Duy Tân Việt Nam”, “Nhóm Biển xanh”, “Nhóm bảo vệ công lý và giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền”, “Nhóm du ca Sài Gòn”, “Vệ quốc quân”… Thành phần tham gia các hội nhóm “kín” phần lớn là đối tượng chống đối mới, tư tưởng lệch lạc hoặc đang có những vấn đề bất mãn xã hội.
Phương thức hoạt động của các hội nhóm “kín” thông qua mạng xã hội hoặc dùng các phần mềm có tính bảo mật cao để đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật, kích động khiếu kiện tập trung đông người, gây rối tại cơ quan công quyền nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng, khuếch trương ảnh hưởng.
“Nhóm Đảng Cộng hòa Việt Nam” khởi lập từ đầu năm 2019 do các đối tượng Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga (ngụ tỉnh Đồng Nai) cầm đầu, đã móc nối với một số đối tượng hoạt động lưu vong có danh xưng “Đảng Cộng hòa” có nhiều hoạt động manh động qua các bài viết đả kích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Các hội nhóm “kín” còn tìm cách thu thập và lập danh sách một số cán bộ chủ chốt, đảng viên và người thân liên quan trong các cơ quan Đảng, chính quyền tại nhiều địa phương phía Nam để viết bài tố cáo sai sự thật, đe dọa ám sát, hủy hoại tài sản cá nhân… Nguy hiểm hơn, “Nhóm Vệ quốc quân” do đối tượng Nguyễn Trung Thành (ngụ TPHCM) cầm đầu lôi kéo một số đối tượng ở nhiều địa phương tham gia viết bài đưa lên mạng xã hội các nội dung sai trái.
Nhóm “kín” này đưa ra phương châm “Bảo vệ chủ quyền, phát huy tinh thần yêu nước” để lôi kéo người khác tham gia phát triển tổ chức, hoạt động kích động biểu tình mang tính chất bạo lực, dùng bom xăng gây cháy nổ nơi công cộng, trang bị các vũ khí, phương tiện nhằm chống trả lực lượng của ta. Chúng thường dùng thủ đoạn tấn công người tham gia biểu tình để vu cáo do chính quyền đàn áp.   
Liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn
Vài năm trước, trên mạng xã hội nổi lên một số tài khoản của một số đối tượng cầm đầu các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen với những hoạt động gây “bão mạng” có lượng người tham gia yêu thích, bình luận, chia sẻ lên đến hàng trăm ngàn lượt. Các đối tượng này sau đó đã bị cơ quan công an triệt phá, truy tố với nhiều tội danh khác nhau. Đây là cơ hội để các hội nhóm phản động nhảy vào tìm cách chiếm quyền sử dụng các tài khoản này cho mục đích lôi kéo người tham gia tổ chức, viết bài có nội dung xuyên tạc, kích động một bộ phận thanh niên, công nhân, sinh viên tham gia chống đối.

Đối tượng Thủy Tuất trong nhóm “Nhà Xuất bản Tự do” vừa bị cơ quan an ninh bắt giữ với nhiều thông tin, tài liệu xuyên tạc, chống phá Nhà nước
Đối tượng Thủy Tuất trong nhóm “Nhà Xuất bản Tự do” vừa bị cơ quan an ninh bắt giữ với nhiều thông tin, tài liệu xuyên tạc, chống phá Nhà nước
Nhiều hội nhóm còn mua lại các trang fanpage có lượt tương tác cao (trên 100.000 người theo dõi), thay đổi tên hoặc lập mới để thu hút, đứng tên làm bình phong, hợp thức hóa hoạt động tập hợp, trả nhuận bút cao cho các bài viết có nội dung phản động, lôi kéo thanh niên, sinh viên trong nước tham gia chống đối. Chúng còn lập các hội nhóm trá hình với những tên gọi tưởng chừng vô hại, gây ngộ nhận là tích cực như bảo vệ môi trường, đại diện quyền lợi cho các nghiệp đoàn…
Nhằm củng cố lực lượng, phát triển hội nhóm sẵn có, số đối tượng cầm đầu tích cực tổ chức nhóm họp dưới nhiều hình thức, cấu kết các hội nhóm ở nước ngoài với trong nước qua các phần mềm bảo mật cao (whatsapp, Goto Meeting…) trên không gian mạng.
Phương thức trực tuyến này đã lôi kéo hàng trăm lượt người tham gia hội luận theo các chủ đề về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều nội dung xuyên tạc, bịa đặt, sai trái, gây tác hại xấu cho cộng đồng mạng, tạo cách hiểu không đúng về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó, dễ bề xúi giục, lôi kéo một số đối tượng vì thiếu hiểu biết nghe theo và tham gia vào tổ chức hội nhóm phản động.
Bên cạnh đó, thông qua không gian mạng, các hội nhóm phản động đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng, phương thức tập hợp lực lượng tham gia chống phá qua các bài viết được đăng tải trên các mạng xã hội và thực địa ở một số địa phương.
Các hội nhóm “kín” đã liên kết với nhau tổ chức các khóa huấn luyện trực tuyến với hàng chục lượt thành phần cộm cán tham gia, trong đó có một số đối tượng cầm đầu của các nhóm: “Hội anh em dân chủ”, “Viễn tượng Việt Nam”, “Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam”, “Nhóm Luật sư vườn rau Lộc Hưng”.
Các hội nhóm ngoài nước còn cấu kết với trong nước gia tăng các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để tán phát các clip có nội dung kích động, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt bớ “người biểu tình yêu nước”, đòi quốc tế can thiệp, hậu thuẫn. Số hội nhóm bên ngoài như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu cùng với Lisa Phạm thường xuyên phát tán các clip kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, thực hiện phương châm “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, tiêm nhiễm các tư tưởng chống đối cực đoan, quá khích cho số cơ sở nội địa thực hiện các hoạt động manh động, phá hoại, bạo loạn, khủng bố nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ ta.
Theo dự báo của cơ quan chức năng, thời gian tới, các hội nhóm phản động tiếp tục lợi dụng mạng xã hội để đẩy mạnh rao giảng, kích động, vu cáo chính quyền, triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị trong nước để lôi kéo lực lượng tham gia chống đối. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các hội nhóm phản động này sẽ thường xuyên thay đổi bằng nhiều hình thức khác nhau trên không gian mạng, liên kết hoạt động hiệu quả hơn qua các phương tiện, kỹ thuật hiện đại hiện có ở trong nước và ngoài nước.
MINH ĐỨC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null