Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã bay theo những ngọn gió Hua Tát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội chiều 20.3, thọ 71 tuổi.
 
Sinh thời, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thường vẽ đĩa gốm tặng bạn bè. ẢNH: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Sinh thời, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thường vẽ đĩa gốm tặng bạn bè. ẢNH: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Hiện tượng văn học gây chia rẽ
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên vẫn nhớ thời điểm truyện ngắn Tướng về hưu ra mắt bạn đọc hồi năm 1987. “Trước đó, ông Nguyễn Huy Thiệp đã có 2 truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ nhưng không ai biết. Nhưng Tướng về hưu lại khác. Nó được in khi Báo Văn nghệ rất ít người đọc, phải tính gộp số rồi nghỉ. Rồi câu chuyện bùng lên”, ông Nguyên nhớ lại.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 20.4.1950, quê quán Thanh Trì, Hà Nội.
Ông tốt nghiệp Khoa Sử, ĐH Sư phạm. Trước khi viết văn chuyên nghiệp, ông là giáo viên ở miền núi phía bắc trong 10 năm.
Xuất hiện muộn trong làng văn, ông ngay lập tức gây tranh cãi vì văn phong và quan điểm sống trong tác phẩm. Dù có viết kịch, làm thơ, xuất bản tiểu thuyết, nhưng lĩnh vực mà ông thành công rực rỡ là truyện ngắn. Sở trường của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là các truyện ngắn, với đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.
Tên tuổi của ông gắn với các truyện ngắn: Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Sang sông, bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Đã có 3 bộ phim Thương nhớ đồng quê, Những người thợ xẻ, Tướng về hưu được dựng dựa trên truyện ngắn của ông.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng nhận được Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (năm 2007), giải thưởng Premio Nonino, Ý (năm 2008).
Tháng 3.2021, ông được Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Theo ông Nguyên, thậm chí còn không thể dùng từ khác lạ để nói về hiện tượng văn học Nguyễn Huy Thiệp khi đó. Ông Nguyên gọi đó là sự đột biến gây chia rẽ của văn học trong nước. “Truyện ngắn của ông chia rẽ nhà văn và nhà phê bình, chia rẽ nhà văn với nhà văn, chia rẽ nhà văn với độc giả và cả chia rẽ độc giả với độc giả. Ông viết mỗi truyện một cách viết, mỗi truyện một mới mẻ. Do đó, cứ truyện của ông xuất hiện là gây đối cực. Trong khi văn chương lúc đó rất bình bình già cũ”, ông Nguyên nhớ lại.
Lượng bài viết “mổ xẻ” nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vô cùng lớn. Có thể nói, ngày nào công chúng cũng chờ đợi truyện ngắn của ông xuất hiện, chờ đợi cả những nhận định về sáng tác của ông nữa. Sau này, năm 2001, ông Nguyên đã gom những bài viết đó thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. “Cho đến lúc đó người ta vẫn đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Độc giả, phê bình đều nháo nhác đi tìm. Họ đọc mà không chắc đã hiểu văn chương của ông”, ông Nguyên nói. Cuốn sách ngay sau đó bán rất chạy.
Khuôn mặt hậu chiến
Sau này, trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Thiệp có nói lại về Tướng về hưu. Theo đó, quân khu thủ đô cho tướng tá họp lại xem phim Tướng về hưu, rồi có một ông nói có điều đúng là tướng cũng phải về hưu. Sau đó, mọi người họp bàn xem tướng về hưu thì thế nào và tiêu chuẩn phân nhà ra sao. “Theo tôi biết, truyện ngắn Tướng về hưu ra đời trước khi có chế độ về hưu của các tướng”, ông Thiệp khi đó nói. Câu chuyện thời hậu chiến được chạm vào như vậy.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý cho rằng thời điểm đó đọc truyện của ông Thiệp có cảm giác thách thức tư duy. Trước đó, độc giả quen đọc tác phẩm thiên về cảm hứng sử thi, đọc ta thắng địch thua hay những nhân cách lồng lộng. Họ có nhu cầu tìm những câu chuyện, những cách giải thích xã hội khi có cái xấu cái ác diễn ra trước mắt mà không biết sao lại như thế. “Truyện của ông Thiệp làm người ta có cảm giác hình như trong đó có lời giải như thế. Đôi khi nó gợi cảm giác tàn nhẫn, không có lối thoát nào. Nhưng người ta vẫn cảm thấy nhà văn đã hiểu được mình để đưa ra những giải thích đấy”, ông Quý nói. Ông Thiệp đã cung cấp những nhãn quan đó với một ngôn ngữ rất thanh đạm và nhuần nhị, đôi lúc làm người đọc thấy nao nao.
Nhà phê bình - TS Mai Anh Tuấn phân tích về truyện của Nguyễn Huy Thiệp: “Cùng với vô nghĩa, thì cay đắng, đau đớn là sự trỗi dậy của một phần tri giác tưởng như đã khuất lấp sau nhiều năm tháng văn học chỉ dành cho những phát hiện ở tầm vĩ mô, bao quát có thiên hướng ngợi ca, khẳng định. Không cùng trường ngôn ngữ chỉ phẩm tính anh hùng, vinh quang, vĩ đại nhưng cay đắng, đau đớn là cần thiết để tiết lộ khuôn mặt tinh thần của xã hội hậu chiến đang hỗn dung nhiều cảm xúc trái chiều”.
PGS-TS Phạm Xuân Thạch cho rằng nếu truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là đỉnh cao của ông thì tiểu luận cũng rất hay. Hơn thế nữa, với tiểu luận, ông Thiệp còn cho thấy khả năng tự vấn.
Tháng 3 vừa rồi, sau nhiều năm là tác giả được dịch rất nhiều tác phẩm ra tiếng nước ngoài, Nguyễn Huy Thiệp mới được đề xuất xét tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Vĩnh biệt ông, dù thế nào, người cũng đã bay theo những ngọn gió Hua Tát. “Ở cõi ấy chắc ông đã gặp bà, gặp cả vị tướng về hưu của mình. Chắc là ông đã tìm thấy Con gái thủy thần rồi!”, PGS-TS Thạch cảm thán.
Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.