Phạm Ngọc Khuê - tác giả 'đoàn binh không mọc tóc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn Tây Tiến, chính là tác giả của những cái đầu trọc làm nên “thương hiệu” Tây Tiến.

Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê (1964). Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê (1964). Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
“Xuống tóc” làm gương
Hồi cụ bà Vũ Thị Thanh Hảo, vợ bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, lên chơi nhà người con trai Phạm Ngọc Thái trên đường Thụy Khuê (Hà Nội), tôi được bà kể cho nghe những mẩu chuyện tản mạn dọc đường Tây Tiến. Thì ra, ông Khuê chính là tác giả của “đoàn binh không mọc tóc”. Bệnh sốt rét rừng khiến bộ đội Tây Tiến rụng hết tóc là một nguyên nhân. Cái chính là thời đó chấy rận nhiều, từng có cả dịch chấy rận. Bộ đội Tây Tiến không có xà phòng, dầu gội đầu như thời nay, chỉ có cách khuyên lính cạo trọc đầu. Lúc đó, sĩ quan không phải ai cũng cạo trọc đầu. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê “xuống tóc” làm gương. Vợ ông lần đầu trông thấy chồng mình đầu trọc đã tức đến phát khóc, nhưng rồi nhìn quen dần, bà cũng… thấy được.
Họa sĩ Văn Đa kể rằng, có đợt anh em bị ghẻ lở rất nặng mà không có cách nào chữa được. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê đã nghĩ ra mẹo: chọn ngày nắng ráo, đưa bộ đội ta ra suối tắm cho cá rỉa, sau đó dùng thuốc đỏ bôi vào những chỗ ghẻ lở. Khó khăn gian khổ như vậy, song chẳng ai kêu ca phàn nàn.
Là Trưởng ban Liên lạc cựu chiến binh Tây Tiến suốt 10 năm, lúc sinh thời, PGS-TS-bác sĩ Lê Hùng Lâm đặc biệt trân trọng bác sĩ Phạm Ngọc Khuê. Ông coi vị trí thức lớp trước như người anh cả của chính mình. Hơn 10 năm trước, khi người viết tìm hỏi tư liệu về bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, PGS-TS Lê Hùng Lâm đã dành vài giờ đồng hồ để trân trọng ôn lại kỷ niệm về người phụ trách quân y của Trung đoàn Tây Tiến có tâm hồn vui vẻ, lãng mạn, sống hòa đồng cùng anh em binh lính.
Khi đó, PGS-TS Lê Hùng Lâm kể lại kỷ niệm sau trận Mường Lò cuối năm 1947, Đại đội trưởng Như Trang bị thương nằm ở quân y xá trung đoàn trên một nhà sàn, được bác sĩ Phạm Ngọc Khuê cứu chữa. Nằm bên Như Trang là Quang Dũng đang lên cơn sốt rét. Nhưng cứ dứt cơn sốt là Quang Dũng ngồi dậy vẽ cảnh sông Mã, Như Trang ngồi cạnh tấm tắc khen. Khi Như Trang hát thử bài Tiếng cồng quân y vừa sáng tác (sau này được chọn làm ca khúc truyền thống của Tây Tiến) thì Quang Dũng lại hát hòa theo. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê rất mến hai chàng lính trẻ có máu văn nghệ này.
Viết sách “cải tạo sinh lực” cho thanh niên
Mùa hè năm 1948, nhà thơ Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến. Người đầu tiên ông tin cậy, đưa cho đọc bản chép tay là bác sĩ Phạm Ngọc Khuê. Đọc xong bài thơ, ông vui sướng nói với “cậu em út” Lê Hùng Lâm: “Quang Dũng vừa có bài thơ hay lắm, chú đọc đi”. Quen đọc thơ kiểu học trò, nên Lê Hùng Lâm vặn lại những câu không hiểu, ví dụ như: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”... Có câu ông trả lời. “Nhưng cuối cùng cái câu bậc thầy của ông Phạm Ngọc Khuê nói với mình: “Thơ hay là ở chỗ không giải thích giản đơn được. Cái không giải thích được là cái hay”, PGS-TS Lê Hùng Lâm từng kể. Cũng theo ông Lâm, trong kháng chiến cũng như hòa bình sau này, khi khó khăn thiếu thốn, nhà thơ Quang Dũng lại tìm đến bác sĩ Phạm Ngọc Khuê.
Ở tuổi đôi mươi, Phạm Ngọc Khuê thích văn chương, viết sách đến mức độ thành giai thoại như sau: Ông vào học Trường đại học Y khoa Đông Dương (thuộc dạng “của hiếm” thời trước Cách mạng Tháng Tám). Gia đình gửi tiền ra cho ăn học. Nhưng đến năm thứ sáu thấy ông vẫn xin tiền thuê nhà, cụ thân sinh liền cử người nhà ra tìm hiểu sự tình. Người nhà tá hỏa khi được trường cho biết sinh viên Phạm Ngọc Khuê xin bảo lưu từ năm thứ tư. Đến nhà trọ thì thấy cậu Khuê đang ở trên gác xép viết sách. Cụ ông phải ra tối hậu thư: nếu không học tiếp thì không chu cấp tiền học.
Cầm bằng tốt nghiệp bác sĩ Trường đại học Y khoa Đông Dương, Phạm Ngọc Khuê cho ra đời bộ sách Sức khỏe mới xuất bản năm 1941 gồm 8 quyển ký tên P.N.Khuê - mỗi quyển dành nhiều trang bàn bạc, lý giải, thuyết phục thanh niên Việt Nam cải tạo sinh lực.

Dọn nhà cho chú Quang Dũng

“Mẹ tôi kể: Hồi đó chú Quang Dũng ở nhà của bố mẹ tôi. Mỗi lần chú đi công tác, mẹ tôi đều nắm cho chú một nắm cơm và muối vừng mang đi ăn đường như mỗi lần bố tôi đi. Khi cô Thạch mang con trai đầu ra thăm chú Quang Dũng, tất cả việc đón tiếp, ăn ở đều tại nhà bố mẹ tôi. Ở đã lâu, cô thấy ngoài này sống vui vẻ, không muốn xa chú nữa. Và để cho cô chú chủ động trong sinh hoạt, bố tìm nhà; còn mẹ sắp gạo, mắm muối, vài quả trứng, nồi niêu như cho con gái ra ở riêng. Thế rồi bố tôi lễ mễ bê phản, mẹ tôi khệ nệ mang các đồ mình đã sắp, dọn nhà cho cô chú. Tình cảm của những gia đình bộ đội xa nhà, xa quê trong kháng chiến, đối với nhau tận tình, từng việc nhỏ như vậy đấy!”.

Bà Phạm Thanh Lương (con gái bác sĩ Phạm Ngọc Khuê)
Theo Kiều Mai Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.