Nhà văn Lê Lựu đi về "Thời xa vắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 9-11, nhà văn Lê Lựu-tác giả "Thời xa vắng", "Sóng ở đáy sông"-qua đời ở tuổi 80, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật. 

Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942, ông là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn "Người cầm súng" (1970), tiểu thuyết "Mở rừng" (1976)-được xem là tác phẩm nổi bật của dòng văn học thời kỳ này.

Bộ ba tiểu thuyết khẳng định vị trí của ông trên văn đàn là "Thời xa vắng" (1986), "Chuyện làng Cuội" (1991), "Sóng ở đáy sông" (1994)... Ông từng đoạt giải nhì báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn "Người cầm súng", giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết "Thời xa vắng"...

Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81. Ảnh: TL
Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81. Ảnh: TL/Ảnh nguồn Báo Lao Động

Nhà văn Lê Lựu là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: "Mở rừng", "Đại tá không biết đùa", "Sóng ở đáy sông", "Chuyện làng Cuội", "Một thời lầm lạc", "Thời xa vắng"...

Tài năng văn xuôi của nhà văn Lê Lựu khởi phát khi ông mới ngoài 20 tuổi và đạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ năm 1967-1968 với truyện ngắn “Người cầm súng”. Đặc biệt, tiểu thuyết nổi tiếng “Thời xa vắng” gắn liền với tên tuổi ông đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, là tác phẩm văn học ghi dấu ấn một thời khi khắc họa số phận con người trong và sau chiến tranh. Tiếp theo, truyện vừa “Người về đồng cói” của ông cũng đoạt giải nhất cuộc thi do Hội Nhà văn Việt Nam và một số bộ, ngành tổ chức. Để ghi nhận những đóng góp lớn cho nền văn học đương đại của Lê Lựu, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001. 

Sức khỏe nhà văn Lê Lựu suy yếu từ năm 2006, ông thường xuyên ra vào bệnh viện. Năm 2013, ông cho biết: "Tôi bị tai biến mạch máu não, lần này là lần thứ năm, rồi bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến... Tất cả là 14 bệnh".

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.