“Nhà Bác Hồ” ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau ngày thống nhất đất nước, mảnh đất Gia Lai được chọn làm “Nhà Bác Hồ” mặc dù đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chưa một lần được đón vị cha già dân tộc về thăm.
Quảng trường Đại Đoàn Kết có tượng đài Bác Hồ trở thành điểm đến vui chơi, tham quan thân thuộc của người dân phố núi. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Quảng trường Đại Đoàn Kết có tượng đài Bác Hồ trở thành điểm đến vui chơi, tham quan thân thuộc của người dân phố núi. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Vào ngày 19-5-1984, tại thị xã Pleiku (nay là TP. Pleiku), đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum hân hoan tham dự lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ đây, đồng bào Kinh, Bahnar, Jrai, Xê Đăng, Giẻ Triêng… cảm thấy như có Bác Hồ gần gũi bên mình, luôn động viên mọi người đoàn kết, tiến lên xây dựng quê hương giàu đẹp.

Và đến cuối năm 2012, người dân lại phấn khởi đón bức tượng Bác Hồ bằng chất liệu đồng cao trên 10,8 m, nặng 16 tấn, đồng thời xây dựng bức phù điêu cách điệu hình những cánh sen cao 11 m, dài 58 m ôm vòng quanh tượng Bác thể hiện tình đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên; phía bên phải tượng Bác được dựng 54 cột đá bazan tự nhiên cao thấp khác nhau thành một khối tổng thể như bó đũa thể hiện tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam, đặt tại trung tâm Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Các công trình này nằm trong quần thể Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, phiến đá khắc thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số ở miền Nam tổ chức ngày 19-4-1946 tại Pleiku, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng cổ vật tỉnh và tượng đài Anh hùng Núp.

Như vậy, từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay, TP. Pleiku được vinh dự là miền đất đại diện cho cả Tây Nguyên hùng vĩ để làm “Nhà Bác Hồ” và “rước Bác về ở”. Suốt mấy chục năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum đã đón hàng triệu lượt khách và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đến viếng và tham quan, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đây cũng là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; nơi các cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an, các đoàn thể hàng năm đến viếng và báo công với Bác trong các ngày lễ lớn; nơi Đoàn Thanh niên, các cháu thiếu niên, nhi đồng, học sinh trên địa bàn đến làm lễ kết nạp Đoàn, Đội…

Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), thực dân Pháp âm mưu thôn tính nước ta một lần nữa, vận mệnh dân tộc ta đứng trước nguy cơ “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhận rõ tình hình đất nước đang nguy ngập, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã ra sức tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Từ chủ trương này, ngày 19-4-1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại thị xã Pleiku với hơn 1.000 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, Trung Bộ tham dự.

Đại hội vinh dự được đón thư Bác Hồ với tình cảm thiết tha của Người qua những lời căn dặn, thăm hỏi ân cần, chứa đựng tình cảm yêu thương, sự quan tâm sâu sắc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam và Tây Nguyên. Bức thư của Bác được dịch ra nhiều thứ tiếng các dân tộc để đọc trước Đại hội, riêng tiếng Jrai do ông Nay Phin, bấy giờ là Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Gia Lai dịch.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum khánh thành và đưa vào hoạt động ngày 19-5-1984. Ảnh: Quốc nguyễn

Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum khánh thành và đưa vào hoạt động ngày 19-5-1984. Ảnh: Quốc nguyễn

Sự kiện lịch sử này là dấu mốc quan trọng đặt lên mảnh đất Gia Lai, nơi vinh dự đón nhận và lưu giữ di thư của Bác, được đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương ghi nhớ và ra sức thực hiện lời kêu gọi thiết tha của Người: “Tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta…” trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Người luôn luôn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, là niềm tin tất thắng của các dân tộc Tây Nguyên.

Trong 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ và hy sinh, đồng bào các dân tộc luôn trung thành với cách mạng, nói và làm theo lời Bác Hồ, đánh đuổi giặc ngoại xâm cho đến ngày toàn thắng. Trong bài dân ca Jrai “Hmư tơlơi Wa Hô” (Nghe lời Bác Hồ) do nhạc sĩ Lê Xuân Hoan sưu tầm có những câu như: “Hỡi các cô chú, các bác buôn làng ta ơi!/Chúng ta hãy hát lên ca ngợi Bác Hồ/Bác đã thương dân làng ta/Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn quê hương/Con cháu chúng ta đi du kích bảo vệ buôn làng, cuộc sống ấm no/Chúng ta cùng múa hát, đánh chiêng mừng đại hội” (Siu Thơm dịch). Biết bao người con các dân tộc trên quê hương Gia Lai đã từng ra đất Bắc và vinh dự được gặp Bác Hồ kính yêu như: Nay Phin, Ksor Ní, Anh hùng Núp, Nhà giáo Nhân dân Siu Pơi, Nhà giáo Ưu tú Nay HWin, Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La, họa sĩ Xu Man…

Ngày nay, những người con Tây Nguyên yêu quý của Bác Hồ vẫn luôn hát mãi về Người: “Lớp lớp điệp trùng bước theo Người/Ánh mặt trời vinh quang muôn năm ngời sáng/Trên đường thắng lợi đời đời có Bác Hồ/Người sống mãi cùng ta đi/Người sống mãi cùng Tây Nguyên” (bài hát “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên” của nhạc sĩ Lê Lôi, phổ thơ Kpă Y Lăng).

Những năm gần đây, trong quần thể Bảo tàng tỉnh, đặc biệt ở khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, nơi có Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh bóng thông xanh rợp mát còn xuất hiện những cây mai vàng nở rộ như mừng vui đón Người trở về giữa tiếng cồng chiêng đại ngàn “Mừng chiến thắng” của đồng bào Jrai, Bahnar. Tất cả quấn quýt bên ngôi “Nhà Bác Hồ” cùng Người vui xuân mới.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).