Nguy cơ cây xanh gãy đổ vào mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đầu mùa mưa mà nhiều cây xanh trên địa bàn TP. Pleiku đã bật gốc, gãy đổ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. 
Chiều 24-7, mưa lớn kèm theo gió mạnh đã khiến 2 cây xanh bị bật gốc, gãy cành, ngã đè vào hệ thống đường dây điện, gây nguy hiểm đến người đi đường, trong đó có 1 cây trên đường Wừu (đoạn trước nhà thờ Đức An) và 1 cây trước Công ty Điện lực Gia Lai (66 Hùng Vương, TP. Pleiku). Vụ việc khiến một số khu vực trên địa bàn phường Ia Kring và phường Hội Thương bị mất điện trong nhiều giờ liền. Trước đó 1 ngày, liên tiếp 3 cây xanh trên đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Thiện Thuật và Tôn Đức Thắng bị mưa lớn làm bật gốc, đè lên hệ thống đường dây điện và ngã xuống đường gây ách tắc giao thông. 
Cây xanh bị ngã đổ tại ngã ba đường Wừu-Võ Thị Sáu (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Cây xanh bị ngã đổ tại ngã ba đường Wừu-Võ Thị Sáu (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Ông Đào Xuân Thanh-Đội trưởng Đội Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa (Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai) cho biết: Ngay sau khi xảy ra sự việc, Công ty phối hợp với Đội Phục vụ sửa chữa hệ thống điện thuộc Điện lực Pleiku xử lý các cây xanh bị ngã đổ, đồng thời, rà soát tất cả cây xanh trên địa bàn để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn cho người dân. Trước đó, Công ty cũng đã triển khai kiểm tra hạ tầng cây xanh đô thị nhằm phát hiện cây bị sâu bệnh, già cỗi, bị chết cần xử lý hoặc cắt tỉa cành để hạn chế cây gãy đổ. Công ty còn phối hợp với Điện lực Pleiku tiến hành cắt, tỉa cành, hạ thấp tán cây xanh một số tuyến đường như: Lê Duẩn, Phan Đình Phùng, Tăng Bạt Hổ… nhằm đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
Được biết, từ tháng 3 đến 7-2021, TP. Pleiku cắt tỉa trên 1.800 cây xanh tại 21 tuyến đường nhằm hạn chế nguy cơ ngã đổ khi mùa mưa bão đến. Trong quá trình cắt tỉa, Công ty kiểm tra, rà soát các cây xanh bị khô, mục rỗng thân có nguy cơ đổ ngã để kịp thời đề xuất UBND thành phố cho phép chặt hạ và có biện pháp chống đỡ cây nhằm đảm bảo an toàn.
Cây xanh trên đường Nguyễn Thiện Thuật bị bật gốc do mưa lớn. Ảnh: Hồng Thương
Cây xanh trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP. Pleiku) bị bật gốc do mưa lớn. Ảnh: Hồng Thương
Về phía ngành điện, ông Đoàn Ngọc Minh-Phó Giám đốc Điện lực Pleiku-cho hay: “Ngay sau khi được thông tin về sự cố có cây ngã đổ vào đường dây, Điện lực Pleiku đã lập tức huy động lực lượng, phương tiện vật tư thay thế đến hiện trường để dựng lại cột gãy đổ, cố gắng đóng điện nhanh nhất có thể”. 
Phó Giám đốc Điện lực Pleiku cho biết thêm: Để hệ thống điện vận hành an toàn, liên tục trong mùa mưa bão, đơn vị đã thành lập đội xung kích, ban chỉ huy phòng-chống lụt bão và diễn tập các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, đơn vị chuẩn bị đầy đủ vật tư và phân công lịch trực điều hành xử lý sự cố và trực 24/24 giờ, sẵn sàng huy động tối đa nhân lực khi sự cố điện xảy ra. “Trước đó, đơn vị cũng ra quân tổng kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn quản lý trước mùa mưa bão để có giải pháp khắc phục, sửa chữa; kịp thời chằng chống những vị trí cây có khả năng ngã đổ vào đường dây. Khi sự cố xảy ra thì nhanh chóng khoanh vùng, chuyển phương thức cấp điện từ các trạm biến áp 110 Biển Hồ sang trạm biến áp 110 Diên Hồng và ngược lại khi cần thiết. Trường hợp có sự cố lớn, ngoài việc huy động đội xung kích của đơn vị, chúng tôi sẽ báo cho Công ty huy động tối đa vật tư phương tiện, nhân lực từ Công ty và các điện lực lân cận để xử lý”-ông Minh thông tin.
Ngày 24-7, tại huyện Kông Chro có mưa kèm theo gió lốc đã làm tốc mái 1 căn nhà tại làng Tờ Kắt (xã Đak Kơ Ning), tốc mái Trường THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy), sập 20 m tường rào Trường THCS Bùi Thị Xuân (xã Đak Pling). 
LÊ NAM
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null