Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Văn phòng “cô đơn”

Xu hướng làm việc tự do trở nên phổ biến với thế hệ lao động gen Y (sinh ra giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990), gen Z (thế hệ sinh ra từ cuối 1990 đến 2010), khi nhóm bạn trẻ này chuộng các công việc có thể làm từ xa, không cần đến văn phòng và hơn hết là chủ động trong quá trình hoàn thành công việc. Khái niệm làm việc ở quán cà phê trở nên phổ biến khi nhiều bạn trẻ tìm cho mình một góc quán, nước uống không cần quá ngon nhưng phải có ổ cắm điện thuận tiện để ngồi liên tục có khi hơn nửa ngày.

Khác với nỗi lo tiếng ồn trong quán ảnh hưởng đến việc tập trung, nhiều bạn trẻ gần như tạo cho mình một “lớp áo” đủ cô đơn giữa đám đông, phớt lờ mọi ảnh hưởng.

Trần Thanh Hoàng (29 tuổi, chuyên viên quảng cáo, ngụ quận Gò Vấp) chia sẻ: “Không thể nào đòi hỏi một quán cà phê yên tĩnh như văn phòng hội nghị, nên có ồn một chút cũng không sao. Gần 3 năm nay, tôi làm việc ở quán cà phê, khách ra vào có trò chuyện cũng tương đối, không ảnh hưởng gì, nhiều quán còn thiết kế riêng một khu vực phòng máy lạnh để khách ngồi làm việc cho tiện. Điều quan trọng là tập trung vào chính mình và công việc đang dang dở thôi, quán có 10 hay 100 khách thì mình vẫn cô đơn bên laptop”.

nguoi-tre-lam-gi-o-quan-ca-phe-dd.jpg
Bạn trẻ làm việc trong quán cà phê

Tại một quán cà phê ở một trung tâm thương mại tại quận 7, nhóm bạn trẻ vẫn học nhóm, trao đổi nội dung ôn thi, mặc kệ khách ra vào liên tục.

“Tụi em học bài ở quán cà phê từ năm cấp 3 đến giờ là năm 2 đại học, không cảm thấy bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay khách ra vô. Thậm chí ở đây, cả nhóm học hiệu quả hơn vì không lo ba mẹ lên phòng kiểm tra đột xuất, hay em nhỏ trong nhà phá phách. Điều lo lắng duy nhất là thỉnh thoảng mất vài thứ nhỏ nhỏ như dây sạc điện thoại, pin dự phòng, vì khách quá đông, lúc mình đi vệ sinh có thể mất đồ lặt vặt do nhân viên không thể trông coi hết cho từng khách được”, Trương Nguyễn Thùy Trang (20 tuổi, ngụ quận 7) cho biết.

Nằm, ngồi hết ngày

Khác với sự bận rộn của những người làm việc, học bài trong quán cà phê, không ít bạn trẻ thường hẹn nhau đến quán để rồi bên nhau trong im lặng, bởi bàn tròn mỗi người một ly nước và ai cũng bận với chiếc điện thoại riêng. Gần 18 giờ, tại một quán cà phê trên đường Cống Quỳnh (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), một nhóm 3 bạn trẻ vừa châm thêm trà đá vừa tính chuyện gọi đồ ăn.

Nguyễn Phương Q. (21 tuổi, ngụ quận 3) kể: “Tụi em ra quán không phải học bài, vì mỗi đứa học một chuyên ngành đâu có liên quan gì nhau mà học nhóm. Nhưng từ cấp 3 tới giờ, lúc rảnh là tụi em hẹn nhau ra quán, đứa nào muốn lướt điện thoại, máy tính thì tùy. Tụi em cũng là khách ruột của quán luôn, nên mấy bạn nhân viên để sẵn bàn có sofa dài, ngồi chán thì nằm một chút cũng được”.

Có sẵn đồ nghề từ pin dự phòng, dây sạc điện thoại và mang theo cả ổ cắm điện nối dài, Lê Thiện T. (29 tuổi, ngụ quận 5) khá rành các quán cà phê lớn nhỏ trong thành phố.

T. chia sẻ: “Tôi làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng giờ giấc tự do. Hiện tại, tôi tạm nghỉ để cân bằng lại mọi thứ và có thể tìm việc khác hoặc du học. Ở nhà, tôi cũng có phòng riêng khá thoải mái, nhưng tôi thích lang thang và ngồi cà phê hơn. Không cần quen biết hay phải trò chuyện với ai, ngồi trong quán chơi game, lướt mạng xã hội vậy thôi. Vài quán quen trong hẻm thì họ để sẵn bàn cho tôi, có hôm tôi ngủ trưa ở quán cà phê luôn. Tôi không có nhu cầu kết bạn hay giao tiếp nhiều, chỉ cần một chỗ ngồi thoải mái là được, cả ngày không thấy chán”.

Đến quán cà phê để làm việc, học bài, hẹn hò, hay nằm ngồi cho hết ngày hoặc có một chỗ chơi game thoải mái với nước uống, ổ cắm điện khi cần…, tùy vào lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, những con người ở độ tuổi năng động nhất, cả ngày chỉ ở quán cà phê, liệu có phải là một lựa chọn hợp lý cho hành trình thanh xuân?

Để chiều lòng “thượng đế trẻ”, nhiều quán cà phê thoải mái trong chuyện khách ngồi cả ngày. Anh Thành Trung (chủ một quán cà phê trên đường Trần Cao Vân, quận 1) cho biết: “Quán của tôi trong hẻm và thiết kế không gian có nhiều góc nhỏ, nên có nhiều khách quen, nhất là các bạn trẻ. Họ đến quán mỗi ngày, ngồi cả buổi, thậm chí đến bữa trưa hay chiều, họ còn gọi cả đồ ăn để tiếp tục ngồi lại”.

Theo HỒNG DƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.