Người thầy tình báo: Đức khiêm nhường của nhà tình báo thiên tài

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 10-2 vừa qua, đồng đội và các thế hệ học trò cùng gia đình ông Ba Quốc tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị tướng tình báo kiệt xuất tại quê hương ông. Nhân dịp này, NXB Quân đội nhân dân ra mắt cuốn sách Người Thầy của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Người thầy tình báo: Đức khiêm nhường của nhà tình báo thiên tài ảnh 1

Ở những phần trước, chúng tôi đã giới thiệu một số nội dung quan trọng của cuốn sách. Trong cuốn sách này, tướng Vịnh viết về cuộc đời ông Ba Quốc, từ những chuyện quốc gia đại sự lần đầu tiên được công bố cho đến những chi tiết cảm động về đời riêng của "Người thầy tình báo". Dù chúng tôi chỉ "điểm sách" nhưng ông Vịnh vẫn nhắc đi nhắc lại rằng sở dĩ trong sách có nói về sự trưởng thành của bản thân ông thì cũng chỉ để tôn vinh những công lao của tướng Ba Quốc, nên đề nghị chúng tôi không nói nhiều về tác giả, rằng trong cuốn sách, độc giả chỉ thấy Nguyễn Chí Vịnh "lấp ló" trong tổng thể, nhưng nếu tách ra trong những bài báo thì sẽ "không hay".

Chúng tôi rất hiểu lời ông nói. Nó giống hệt lời ông Ba Quốc, ông Phạm Xuân Ẩn và các nhà tình báo lão thành nói với chúng tôi khi viết bài về các ông, rằng "không nên tô vẽ". Họ không hề tỏ ra khiêm tốn. Khiêm tốn, khiêm nhường là bản tính cố hữu của họ, bản tính đó "di truyền" qua các thế hệ những người làm tình báo. Bởi vậy, khi viết về họ, chúng tôi phải dụng công đi "vòng quanh" mới có thể biết đầy đủ về họ.

Người thầy tình báo: Đức khiêm nhường của nhà tình báo thiên tài ảnh 2

Tổng Bí thư Đỗ Mười với các sĩ quan tình báo. Ông Ba Quốc đứng hàng đầu, thứ ba từ trái sang. Ảnh: T.L

Tướng Vịnh viết: "Những anh hùng tình báo thế hệ ông Ba luôn coi Tổ quốc, lòng yêu nước lớn hơn tất cả, coi sự trung thành với Tổ quốc, với đất nước là động lực để tồn tại và thành công. Chính vì thế, họ mới sống được trong lòng địch, họ mới tìm được người tốt ngay trong lòng địch. Nếu trong lòng địch mà toàn địch hết thì làm sao mà làm? Lý lẽ của các ông là: Những người làm cho địch không phải là ta, nhưng trong số đó cũng có những người có lòng yêu nước, dù là yêu nước theo kiểu khác. Ông Ba bảo: Đất nước là gì? Đất nước là mẹ, Tổ quốc là mẹ, là ngôi nhà của mình. Nếu mà có vợ có con, thì đất nước cũng là vợ con, gia đình mình".

Có một câu chuyện liên quan một điệp vụ siêu hạng của ông Ba Quốc mà chúng tôi viết gần 20 năm trước. Đó là câu chuyện ông giải cứu ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) và 9 đặc khu ủy viên Sài Gòn-Gia Định. Sau khi đăng câu chuyện này trên Báo Thanh Niên, chúng tôi đã bị một số người phản ứng dữ dội, cho rằng ông Ba Quốc nói sai hoặc là chúng tôi viết sai, rằng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không thể là người mất cảnh giác để rơi vào cảnh hiểm nghèo như vậy. Sự phản ứng còn lan truyền đến một số vị lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp cao. Viết sai sự thật về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thì chúng tôi "chết chắc". Ông Ba Quốc thì đang bệnh nặng nằm bệnh viện trong những ngày cuối đời.

Người thầy tình báo: Đức khiêm nhường của nhà tình báo thiên tài ảnh 3

Ông Ba Quốc và con gái

Lãnh đạo Tổng cục 2 cũng bị cật vấn. Nhưng vì câu chuyện có thật đó nằm trong hồ sơ tình báo được lưu giữ ở Tổng cục nên các anh lãnh đạo Tổng cục động viên chúng tôi yên tâm.

Và chính Tổng cục trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã trực tiếp xử lý sự cố. Trả lời câu hỏi vì sao câu chuyện đó những người thân của cố Tổng Bí thư không biết, ông Vịnh từ tốn giải thích rằng câu chuyện này ông đã nghe kể và trong hồ sơ cũng đã lưu như thế, rằng chú Mười Cúc lúc đó không biết ai đã cứu mình, nếu như chú biết thì người khác cũng có thể biết. Tức là thân phận ông Ba Quốc trong lòng địch hoàn toàn có nguy cơ bị lộ. Sau sự giải thích của tướng Vịnh, câu chuyện mới được giải tỏa theo một cách hết sức nhân văn và đầy tình người.

Lúc đó, tướng Vịnh thường xuyên vào thăm ông Ba Quốc trong bệnh viện, nhưng không hề kể câu chuyện bài báo bị phản ứng cho ông Ba nghe. Chuyện này cũng đề cập trong cuốn sách của ông.

Những anh hùng tình báo thế hệ ông Ba luôn coi Tổ quốc, lòng yêu nước lớn hơn tất cả, coi sự trung thành với Tổ quốc, với đất nước là động lực để tồn tại và thành công. Chính vì thế, họ mới sống được trong lòng địch, họ mới tìm được người tốt ngay trong lòng địch.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, viết trong sách Người Thầy, NXB Quân đội nhân dân, 2023

Gần 20 năm nay tôi vẫn miên man nghĩ đến câu chuyện "nhạy cảm" nói trên. Ông Ba Quốc cứu ông Nguyễn Văn Linh không phải là do chỉ thị của cấp trên, chỉ là ngẫu nhiên ông được cơ quan Mật vụ chính quyền Sài Gòn giao nhiệm vụ theo dõi phá án để bắt mấy ông "Việt cộng bự". Biết họ là người của mình nên ông phải cứu, nó nằm ngoài nhiệm vụ tình báo mà cấp trên giao cho ông, ông không nghĩ đó là công tích gì.

Sau ngày hòa bình, ông cũng không kể với ông Nguyễn Văn Linh hoặc bất cứ ai về điệp vụ đó, dù ông Nguyễn Văn Linh làm đến Tổng Bí thư. Kể lại cũng không để làm gì. Để dựa dẫm chăng? Bản tính ông không dựa dẫm. Ông chịu ơn ai, dù một chút xíu, cũng trả ơn cho bằng được, nhưng không cần người khác trả ơn. Câu chuyện ông kể chúng tôi nghe là nằm trong loạt điệp vụ mà chúng tôi "truy hỏi", ông không thể không kể.

Ông Ba Quốc cả đời hiến dâng cho đất nước, ông làm tất cả những gì mà ông có thể, không cần phải được ghi nhận công lao và tuyệt đối không tham quyền cố vị. Ông đã đề nghị tướng Vịnh thay ông làm Cục trưởng và ông đã giao ngay công việc điều hành cho tướng Vịnh trước khi có quyết định của cấp trên, ông còn viết bản cam kết chịu trách nhiệm để tướng Vịnh thay ông. Khi có quyết định chính thức, cấp trên của ông mới nói cái tờ giấy viết tay đó của ông chẳng có giá trị gì, nhưng ai cũng vui vẻ, một tập thể một lòng vì nước vì dân không ai câu nệ tiểu tiết hành chính. Và như đã đề cập ở phần trước, ông cũng đã từ chối làm Tổng cục trưởng Tổng cục 2 để đề nghị tướng Vịnh giữ cương vị này và vui vẻ làm Cố vấn cho đến khi ông tự thấy không cần thiết nữa.

Ông Ba Quốc công lao lừng lẫy nhưng một đời liêm khiết. Cả hai gia đình trong Nam và ngoài Bắc của ông đều chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh, sau hòa bình họ cũng không cần gì hết, họ chỉ cần ông sống khỏe mạnh. Tướng Vịnh còn kể một câu chuyện cảm động. Khi ông Ba Quốc đã là người đứng đầu cơ quan tình báo phía nam, có lần ông gửi cho người con rể một món quà là 2,5 lạng mì chính (bột ngọt), dặn chia ra làm 4, để lại gia đình một phần, còn 3 phần tặng những người thân thiết với ông. Ông Nguyễn Chí Vịnh viết: "Trao nhận những món quà từ phương xa thì tôi đã thấy nhiều, nhưng tôi không thấy cái gì giống như gói mì chính chia làm 4 đó cả". Là tiền lương của ông chỉ có thể dành dụm làm được những việc riêng như thế, ông tuyệt đối không lạm dụng công quỹ, dù chỉ là vài lạng mì chính.

Có thể bạn quan tâm

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

(GLO)- Chiều muộn, lại bận một số việc nhà nhưng thấy chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ghé thăm, già Đinh Bi vui lắm. Già đã quá quen với cái dáng bé nhỏ thân thuộc của chị, với những lần đến nhà hỏi han, động viên. Vừa chăm chú đan gùi, già vừa gật đầu khi nghe lời nhắn nhủ: “Chú nhớ trong năm nay ráng truyền dạy thành công nghề đan lát cho 1 người trẻ trong làng chú nhé!”.
Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Trong số 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma - Trường Sa, có 26 bộ đội của Lữ đoàn 83 công binh hải quân và trong số ấy, có 2 sĩ quan khi hy sinh đã có vợ con ở quê nhà. Đó là thượng úy Nguyễn Minh Tâm (trợ lý thi công) và Trần Văn Phòng (đại đội phó).
Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Nuôi trâu trong chuồng là chuyện thường tình của nông dân khắp các vùng quê Việt Nam, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đó lại là điều quá đỗi mới mẻ. Tập quán giao trâu cho “thần rừng” cai quản từng ăn sâu trong tiềm thức của tộc người này, nay bắt đầu có sự thay đổi.
Phía sau hoa hồng

Phía sau hoa hồng

Những bông hoa hồng và những lời chúc tụng tràn ngập trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thật trong ngày 8/3. Nhưng phía sau đó, sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại.
Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I

Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I

Trời ngả về chiều. Trong lớp sương mù bảng lảng bay trên đỉnh đồi làng Đăk Chum I (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tuấn (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (46 tuổi) cùng gần chục người khác đang miệt mài chăm sóc vườn dâu tây. Những luống dâu xanh mướt với quả đỏ mọng trải dài trên đỉnh đồi Đăk Chum I là hướng đi mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
“Cõng” phim về làng

“Cõng” phim về làng

(GLO)- Giữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những “người lính” trên mặt trận văn hóa nghệ thuật vẫn thầm lặng đến từng buôn làng vùng sâu, vùng xa chiếu phim phục vụ người dân. Họ là những thành viên của Đội chiếu phim lưu động thuộc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (tỉnh Gia Lai).
Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Bao năm nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã cung cấp hàng trăm tin báo để chính quyền vào cuộc ngăn chặn và chống việc lợi dụng “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh để trục lợi. Nhờ đó, nguồn gene thuần chủng được bảo tồn và “chiêu bài” lợi dụng thương hiệu sâm để trục lợi bị phanh phui.
Đường Trường Sơn và những dấu ấn của vị tướng tài ba Đồng Sỹ Nguyên

Đường Trường Sơn và những dấu ấn của vị tướng tài ba Đồng Sỹ Nguyên

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước, Quân đội; người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà Chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, làm nghĩa vụ quốc tế, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hạnh phúc thiêng liêng của người bác sĩ

Hạnh phúc thiêng liêng của người bác sĩ

Nhiều đồng nghiệp, học trò bật khóc vì tự hào khi GS-TS-Nhà giáo nhân dân (NGND) Cao Ngọc Thành, đại diện nhóm tác giả Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), bước lên nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ năm 2021 với cụm công trình “Tối ưu hóa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở vùng có nguồn lực hạn chế: Từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng”.