Người Mông đầu tiên ở Tà Cóm lên đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh là Sùng A Pó (SN 1992), Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá. Câu chuyện về hành trình “tìm con chữ” của Sùng A Pó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ  người Mông ở Tà Cóm noi theo…

Nếu như Mường Lát là huyện xa xôi, khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hoá thì bản Tà Cóm lại là một trong những bản làng xa xôi, nghèo đói nhất của huyện Mường Lát. Một thời, Tà Cóm là điểm nóng phức tạp về ma tuý, gần như gia đình nào cũng có người nghiện ma tuý. Nay, dù “cơn bão” ma tuý đã đi qua nhưng đói nghèo, lạc hậu vẫn bủa vây bản làng ấy.

Cư dân ở Tà Cóm chủ yếu là người Mông di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc về đây định cư, sinh sống từ nhiều năm trước. Ngày nay, đường vào Tà Cóm có phần dễ đi hơn nhưng cũng chỉ có hai cách, một là men theo con đường mòn gần 50km dọc sườn núi từ bản Pá Quăn, xã Trung Lý đi vào nhưng về mùa mưa chỉ có đi bộ; cách thứ hai là di chuyển lên trung tâm thị trấn Mường Lát rồi dọc theo Quốc lộ 16 về xã Mường Lý, đi đò qua sông Mã vào bản.

Anh Sùng A Pó (thứ 2 từ trái sang) tuyên truyền, vận động thanh niên ở Tà Cóm tham gia nghĩa vụ quân sự.
Anh Sùng A Pó (thứ 2 từ trái sang) tuyên truyền, vận động thanh niên ở Tà Cóm tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ở nơi “thâm sơn cùng cốc” ấy có một chàng trai đã vượt lên tất cả quyết tâm đi tìm “con chữ” mong đổi đời, dìu dắt bà con dân bản thoát cảnh đói nghèo, lạc hậu, anh là Sùng A Pó (SN 1992), Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý. Sùng A Pó là người con đầu tiên của bản Tà Cóm học đại học.

Theo lời kể của Pó, năm 1994, gia đình anh di cư từ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La về Tà Cóm, khi ấy Pó mới 2 tuổi. Cả gia đình đi thuyền dọc sông Mã, rồi lội rừng gần chục ngày trời mới tới vùng lõi Khu bảo tồn Pù Hu, dựng lều tạm cư trú. Năm 1998, được chính quyền vận động, gia đình Pó và nhiều hộ chuyển về Tà Cóm sinh sống ổn định. Từ đây, điểm trường mầm non và tiểu học được dựng lên bằng tre nứa, Pó và các bạn nhỏ bắt đầu hành trình đi tìm con chữ. Tuy nhiên, bắt đầu những năm học cấp 2, Pó và các bạn không còn học ở Tà Cóm nữa mà phải phải đi đường rừng 50km, leo qua hàng chục quả đồi để ra trung tâm xã Trung Lý học tập trung. Mỗi lần đến trường, Pó và các bạn mang theo gạo, thức ăn dự trữ cắt núi, băng rừng, lội suối đi từ tinh mơ sáng cho tới tối mịt mới tới trường.

Pó kể, những đứa trẻ Tà Cóm ngày ấy đói ăn, đói mặc, đứa nào đứa nấy lấm lem, bé loắt choắt, nhưng sức khỏe rất bền, trời mưa vẫn không nghỉ, cứ thế đi một mạch đến trường. Một kỷ niệm Pó nhớ mãi, lần ấy đi qua ngọn núi cao nhất ở bản Cá Giáng, Pó thấy có nhiều vệt máu loang lổ, bí mật lần theo dấu vết, Pó phát hiện con hổ đực hung tợn đang ăn thịt một con trâu. Pó và đám bạn phải nín thở, nấp sau cây cổ thụ cả giờ đồng hồ, đợi con hổ ăn thịt xong mới dám đi tiếp. Những ngày đi học xa nhà, hành trang của Pó ngoài sách vở, thức ăn chỉ có cơm, muối và ớt giã. Những buổi chiều được nghỉ, Pó vào rừng kiếm rau, đào măng cải thiện.

Vì đói nghèo, nhiều bạn của Pó không học theo được nữa, hết cấp 1, cấp 2 là nghỉ học, lấy vợ, lấy chồng làm rẫy duy trì cuộc sống. Ngày ấy, gia đình Pó có 9 anh chị em, cũng nghèo đói như bao gia đình khác, lo cái ăn đã thấm mệt, nói gì tới chuyện học. Nhưng bố Pó cương quyết, dù bố mẹ nghèo khổ nhưng các con phải được đến trường, học lấy con chữ mong có tương lai. Nhờ đó Pó tốt nghiệp cấp 3 rồi thi đậu vào ngành Quản lý xã hội - Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội (2015 – 2019). Không chỉ riêng mình Pó, gia đình Pó còn có một em thi đậu Đại học Y Thái Nguyên, một em khác học Trung cấp Y Thanh Hóa; hiện 2 em đang xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Nhờ đó, kinh tế gia đình Pó đỡ vất vả hơn nhiều các gia đình khác.

Riêng Pó, sau khi tốt nghiệp trở về địa phương, Pó giữ chức Bí thư bản Khằm kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã; năm 2023 Pó giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý. Ở địa phương, Sùng A Pó đã trở thành cánh tay nối dài của Đảng, thắp sáng niềm tin về Đảng cho bà con dân tộc miền núi xa xôi, hẻo lánh này. Với những xã biên giới vùng cao như Trung Lý thì công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật, thay đổi nhận thức, tư tưởng đến với người dân chính là rất quan trọng. Là người con của bản làng, có học hành bài bản, lại có uy tín, việc giao tiếp của Pó với bà con bằng tiếng Mông trong tuyên truyền, vận động càng trở nên thuận lợi, người dân dễ nghe và làm theo.

Anh Thào A Sự, Trưởng bản Tà Cóm nói rằng, người dân ở Tà Cóm tin tưởng Pó, ở đây họ gọi Pó với cái tên quen thuộc là cán bộ Pó. Gia đình Pó là tấm gương sáng, điển hình cho người dân nơi đây học tập.

Theo Trần Thắng (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.