Người miền Tây hớn hở trong mùa nước nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người miền Tây đang hối hả đua nhau đặt dớn, bơi xuồng giăng câu, thả lưới... ai cũng vui đón mùa nước nổi về.
 

Cách đây hơn 20 ngày, đập Trà Sư và đập Tha La còn trơ đáy trông thật buồn tẻ phẳng lặng.
Cách đây hơn 20 ngày, đập Trà Sư và đập Tha La còn trơ đáy trông thật buồn tẻ phẳng lặng.


Chúng tôi có mặt tại vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, vào ngày 15-10, nhiều cánh đồng đã ngập nước trắng xóa. Người dân cũng hối hả đua nhau đặt dớn, bơi xuồng giăng câu, thả lưới... ai cũng vui đón mùa nước nổi về...

Cách đây gần một tháng, tìm về vùng đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp để xem mùa nước nổi. Khi hỏi về nước nổi năm nay, ai cũng lắc đầu buồn bã: "Thêm một năm nữa không nước, vậy là không có thủy sản, đặc sản mùa nước nổi rồi".

Chú Hai Lựa đi tìm thuốc nam, đứng trước đập Tha La (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) nói: "Đến lúc này không có nước thì xem như năm nay không có mùa nước nổi.

Hàng năm khoảng giữa tháng 7 Âm lịch là nước lên, nay đã là 20-8 rồi mà đập Tha La, Trà Sư là cửa đón nước của cả vùng Bảy Núi lại trơ đáy, thế là năm thứ 3 không có mùa nước nổi".

 

Mặc dù nước trên đồng không cao như những năm trước nhưng người dân vẫn đánh bắt kiếm sống qua ngày nước nổi.
Mặc dù nước trên đồng không cao như những năm trước nhưng người dân vẫn đánh bắt kiếm sống qua ngày nước nổi.


Bà Hai Lê nhà ở gần cầu Tha La- người có biệt danh là bà Hai Phóng sinh-vì năm nào cũng vậy, bà Hai thường ra chợ "ma" (chợ bán cá vào lúc trước sáng, tại cầu Tha La) mua cá cá rô, cá sặc, cá lóc con để thả lại về đồng.

Bà Hai cho biết: "Chợ cá họp nhóm ở đây vào khoảng từ 1-4 giờ, người khai thác cá về bán cho thương lái đến cân. Tui cũng thức dậy sớm, những cá con như cá lóc, cá rô, sặc... còn nhỏ người ta không mua, tui mua rồi thả lại cho cá về đồng. Nhưng 2 năm nay không có cá vì nước không về.

Năm nay đến giờ không có nước, thì xem như cũng không cá luôn. Hàng năm khoảng giữa tháng 7 là có nước, năm nay đến lúc này mà đồng ruộng khô rang hà...".

Không có nước, người dân địa phương buồn, vì không có khoản thu nhập từ mùa nước nổi, tôi cũng buồn thiu ra về vì không tận hưởng được vẻ đẹp vô tận của vùng nước nổi.

 

Trời còn rất tối, vợ chồng anh Bắc (xã Bình Thạnh- Hồng Ngự) phải thức đi đổ dớn.
Trời còn rất tối, vợ chồng anh Bắc (xã Bình Thạnh- Hồng Ngự) phải thức đi đổ dớn.


Lặng đi thời gian, đến đầu tháng 10, cũng là tháng 9 âm lịch, anh Minh ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) điện thoại hớn hở thông báo: "Nước về rồi, nước về rồi"; vậy là sắp xếp công việc chúng tôi trở lại vùng đầu nguồn để tận hưởng niềm vui mùa nước nổi.

4 giờ sáng ngày 15-10, anh Minh dùng ca nô đưa chúng tôi vào vùng đồng nước mênh mông Đồng Tháp. Chiếc ca nô rẽ nước tiếng máy rú ò ò vọt nhanh trong màn đêm còn tĩnh mịch.

Anh Minh nói: "Đi nhanh, tranh thủ để anh em kịp quay phim chụp ảnh cảnh nông dân giở lọp, đú, lưới... để đến sáng là hết". Anh tài ca nô lái lả lướt, lượn qua lượn lại sang trái, sang phải... rẽ nước, những làn sóng đập vào bờ nghe sàn sạc.

Chiếc ca nô, cố lên ga hết tốc lực trườn qua bờ đê ngập nước, ai cũng sợ mắc cạn, anh tài quả quyết qua được và lại tăng ga, nước bùn tung tóe, nhưng rồi cũng vượt qua đưa chúng tôi vào cánh đồng thuộc xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự-nơi giáp ranh với vùng đất Campuchia.

Đây đó những ánh đèn pin quét qua, quét lại của những người đi đổ dớn, đổ lọp...

Anh Út chỉ đặt 2 cái dớn trên ruộng nhà để kiếm cá ăn, đang đổ dớn bì bõm dưới nước, gặp chúng tôi anh cũng ngưng tay cho biết: "Năm nay nước về trễ, mọi năm khoảng tháng 7 Âm lịch là nước tràn đồng, năm nay tới đầu tháng 9 Âm lịch mới có nước.

Mọi năm, thời điểm này là nước đang bắt đầu hạ, kiểu này chắc nước không cao, nước hiện thấp hơn đỉnh mọi năm cả thước. Vì vậy, cá tôm năm nay cũng ít, chỉ bằng phân nửa những năm trước".

 

Chị Lý nhổ xuồng bông súng mỗi chuyến kiếm được khoảng 200.000 đồng
Chị Lý nhổ xuồng bông súng mỗi chuyến kiếm được khoảng 200.000 đồng


Anh Đáng cùng vợ đi giở 12 cửa ngục (một loại ngư cụ ở địa phương), cho biết: "Năm nào cũng vậy, trông tới mùa nước nổi là sắm ngư cụ mưu sinh trong mùa nước.

Năm nay cũng nghĩ là đồng khô như năm ngoái nên không chuẩn bị trước, đến đầu tháng 9 âm lịch, thấy nước nhóm lên nên kêu vợ đưa tiền vội vả sắm 30 cái 12 cửa ngục hết 15 triệu để tranh thủ mùa nước kiếm thêm thu nhập.

Đêm nào vợ chồng cũng đi đặt, gần sáng giở, mỗi đêm kiềm cũng được vài ký tôm, cá. Qua gần mười ngày mới lấy vốn được 1/3 hà".

Và nhiều người, nhiều người giở lọp, nò, đáy bì bõm dưới nước, khi hỏi ai cũng nói cá tôm ít hơn mọi năm, nhưng như cái nghiệp, cái sự đam mê mùa nước nên vẫn làm.

Anh Trần Phước Lộc-Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự cho biết, vài năm trở lại đây, mùa nước bất thường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản của bà con nông dân.

 

Nước ở khu vực xã Vĩnh Tế còn rất ít, nhưng nông dân cũng thi nhau ra đập chài cá.
Nước ở khu vực xã Vĩnh Tế còn rất ít, nhưng nông dân cũng thi nhau ra đập chài cá.


Khoảng năm 2013 trở về trước, toàn địa bàn thị xã Hồng Ngự có khoảng 170 ha nuôi thủy sản trên ruộng mùa nước nổi, rồi dần dần nước không còn nên nhiều người không nuôi nữa vì không hiệu quả, thua lỗ.

Hiện chỉ còn khoảng 43 ha nuôi tôm mùa nước nổi. Việc đánh bắt cũng giảm sản lượng, do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố nước nổi là chính, dần dần làm cá tôm cạn kiệt".

Rời Hồng Ngự, chúng tôi vượt sông sang thị xã Tân Châu (An Giang), tại bờ kè thị xã Tân Châu, dòng nước son cuồn cuộn chảy về hạ nguồn, làm sống lại ký ức về mùa nước nổi hàng năm.

Người dân nơi đây cho biết, lúc đầu cứ nghĩ nước không về như năm 2015, người chuyên đánh bắt cá buồn thiu... rồi đầu tháng 9 Âm lịch, xuất hiện dòng nước son cuồn cuộn chảy, ngư dân cả khu vực Tân Châu... dần như sống lại.

Rời Tân Châu, vượt phà Châu Giang chúng tôi sang Châu Đốc. Tại chân đập nước Tha La, tuy nước chỉ đổ vào con đập nhỏ với lượng nước khiêm tốn, nhưng đã có cả chục người thi nhau chài cá.

Từ đó, du khách cũng kèo về xem mùa nước nổi. Người dân khu vực Tha La đua nhau mở quán cá đồng nướng, du khách ngắm cảnh xong lại vào quán ngồi nhâm nhi vài con cá đồng nướng trui để thưởng thức hương vị mùa nước nổi.

Chị Lê Thị Lý ở xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc vừa chở về một xuồng bông súng ma, vừa giặt bông chị vừa cho biết: Cả gia đình cùng làm bông súng mùa nước, một người kiếm được khoảng 200.000 đồng mỗi ngày.

Từ 3 giờ sáng, chị Lý cùng với bảy tám người khác, mỗi người một xuồng bơi 3- 4 cây số đến cánh đồng ngập nước sâu giáp với Campuchia để nhổ bông súng.

Đến sáng lại quay về giao bông cho người quấn, tỉa và đem bỏ mối. Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu mùa nước nổi đến khi nước cạn (khoảng 3 tháng) thì ngưng, rồi lại quay về với đồng lúa truyền thống...

Rời Bảy Núi, tạm biệt vùng đầu nguồn sông Tiền sông Hậu, tạm biệt vùng nước nổi. Hẹn lại năm sau, hẹn gặp lại mùa lũ đẹp cũng như nụ cười đôn hậu của những nông dân chân chất vùng nước nổi.

Theo Báo Vĩnh Long

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.