Người Giồng Trôm thương tiếc nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi còn làm việc cũng như lúc đã về nghỉ hưu ở quê nhà huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, ông Trương Vĩnh Trọng luôn gần gũi, gắn bó với người dân nơi đây, xem mọi người như người thân của mình. “Chú Hai Nghĩa” ra đi để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho bà còn nơi đây.

Ông Hai Nghĩa nuôi nhiều gà, cá chủ yếu để tặng cho bà con lối xóm. Ảnh: K.Q
Ông Hai Nghĩa nuôi nhiều gà, cá chủ yếu để tặng cho bà con lối xóm. Ảnh: K.Q


Ông Lê Quốc Dũng, một người hàng xóm của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm) nhớ lại: Bác Hai Nghĩa sống rất giản dị, gần gũi và chan hòa với bà con lối xóm. Giữa người từng là cán bộ cao cấp với những người nông dân trong xóm hầu như không có khoảng cách. Thỉnh thoảng ông Dũng còn chở ông Hai Nghĩa đi thăm viếng đó đây bằng xe gắn máy.

Ông Dũng cho biết, ông Hai Nghĩa rất chăm đi bộ thể dục mỗi sáng, theo gương ông nhiều bà con trong ấp cũng đi bộ thể dục để giữ gìn sức khỏe. Trong nhóm đi bộ với ông Hai có rất đông các ông, các bà trong ấp, họ quý ông ở chỗ rất giản dị, thân thiện, tình cảm. Có cái gì cũng chia sẻ với nhau cả, khi thì hộp bánh, hộp trà, lúc thì một giống cây trồng mới. Ngay trước cửa nhà của ông Dũng có 2 cây bưởi do đích thân ông Hai Nghĩa tặng và tự tay ông xuống trồng cho ông Dũng.


 

Ông Hai Nghĩa trồng nhiều cây ăn trái để tặng cho bà con lối xóm. Ảnh: K.Q
Ông Hai Nghĩa trồng nhiều cây ăn trái để tặng cho bà con lối xóm. Ảnh: K.Q



Ông Dũng ngậm ngùi nói: “Thương ông Hai lắm. Chiều ngày 29 Tết tôi điện hỏi thăm, ông còn bảo với tôi là “khỏe” và dặn tôi giữ gìn sức khỏe và nhớ đem mấy chậu hoa tặng cho bà con trong xóm dùm ông…. Hay tin ông mất, vợ chồng tôi khóc vì thương ông, một người lãnh đạo rất giản dị, gần gũi và nghĩa tình".

Ông Võ Văn Chương - Trưởng ấp Lương Thuận - cho biết, ông Hai Nghĩa có thói quen Tết năm nào cũng trồng hoa vạn thọ, rồi tự tay đem đến tặng từng nhà cho bà con lối xóm. Từ lúc ông Hai về nghỉ hưu đến Tết Tân Sửu này, năm nào cũng trồng vài trăm chậu hoa vạn thọ để đem tặng cho người nghèo, hộ gia đình chính sách của xã, ấp Lương Thuận. Bà con trong ấp từ người cao tuổi đến trẻ nhỏ đều rất quý trọng tình cảm của ông Hai. Tết năm nay ông cũng trồng hoa vạn thọ tặng bà con, nhưng do sức khỏe đã suy giảm nên ông không thể mang đi tặng cho bà con như trước, mà nhờ bạn bè, người thân đem đi tặng giúp.

Ông Nguyễn Văn Sung - Bí thư Đảng ủy xã Lương Quới – nhớ lại: Bác Hai Nghĩa sống rất giản dị, thân thiện nhưng cũng rất sâu sắc. Mỗi dịp xuân về, bác Hai rất quan tâm, chăm lo đời sống của người nghèo, hộ gia đình chính sách. Bác là mạnh thường quân thường xuyên của xã Lương Quới, có nhiều phần quà dành cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Nhiều công trình phúc lợi trên địa bàn ấp Lương Thuận, xã Lương Quới được bác vận động xây dựng, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thu Phượng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Giồng Trôm - kể: “Tôi nhớ như in lời bác Hai Nghĩa nhắn nhủ trong những lần gặp. Bác dặn đi, dặn lại nhiều lần phải biết đoàn kết nội bộ, chăm lo tốt đời sống của người nghèo, gia đình chính sách. Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bác Hai rất quan tâm đến công tác cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Bác luôn dành cho cán bộ, lãnh đạo huyện một tình cảm đặc biệt ngay từ khi còn đương chức và cả lúc nghỉ hưu. Bác Hai như một người bác, người chú rất thân thương, gắn bó thân mật với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương….”.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/nguoi-giong-trom-thuong-tiec-nguyen-pho-thu-tuong-truong-vinh-trong-881960.ldo

Theo KỲ QUAN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null