Người dân Attapeu được hưởng lợi từ những đóng góp của Tập đoàn HA.GL

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau những cáo buộc của tổ chức phi Chính phủ Global Witness về việc Tập đoàn HA.GL chiếm đất, phá rừng đẩy người dân trong vùng dự án trên đất nước Lào đến bần cùng hóa..., phóng viên Báo Gia Lai đã đến tỉnh Attapeu (Lào), nơi Tập đoàn HA.GL được giao 30.000 ha đất để  tìm hiểu sự thật của những cáo buộc trên…  

Nhận thấy tiềm năng rộng lớn của Attapeu, từ năm 2005, Tập đoàn HA.GL đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào mảnh đất phía Nam Lào. Đến năm 2007, Tập đoàn chính thức đầu tư vào tỉnh Attapeu các loại cây công nghiệp như: cao su, mía, dầu cọ được xem là cây công nghiệp mang tính chiến lược…  

 

Ảnh: Lê Anh
Ảnh: Lê Anh

Người dân Attapeu hưởng lợi từ dự án

Đến thời điểm này, Tập đoàn HA.GL là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam đầu tư vào tỉnh Attapeu, tổng giá trị gần 160 triệu USD. Với vùng nguyên liệu 30.000 ha, trong đó diện tích cao su đã trồng 14.900 ha, dầu cọ 2.000 ha, mía 6.000 ha cùng các công trình như nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy mía đường, nhà máy nhiệt điện 30 MW…, Tập đoàn HA.GL đã giúp cho tỉnh Attapeu trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất đất nước Lào.

Năm 2012, GDP của vùng đất phía Nam Lào tăng từ 13% lên 38%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.340 USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động (dự kiến sẽ tăng lên 20.000 lao động trong 2 năm tới).

Cũng từ khi các dự án của Tập đoàn HA.GL được triển khai trên đất Attapeu, người dân nơi đây được hưởng lợi từ những đóng góp của Tập đoàn trong vấn đề an sinh xã hội. Hàng trăm km đường giao thông, cầu cống cùng hệ thống điện được xây dựng mới, xây dựng bệnh viện 200 giường, trường học, đóng góp vào quỹ người nghèo (5 huyện) và xây mới hơn 12.000 ngôi nhà cho người dân sống trong vùng dự án... với tổng mức vốn viện trợ không hoàn lại hơn 30 triệu USD.

Nhờ được hưởng lợi từ các dự án, cuộc sống người dân Attapeu đã thay đổi lên một tầm cao mới. Ông Rô Kẹo, bản Hạt Sanh, huyện Xay Xẹt Tha, tỉnh Attapeu cho biết: “Khi chưa có dự án của Tập đoàn HA.GL, người dân ở đây chỉ sống bằng nghề làm ruộng (1 vụ) và săn bắn nên thu nhập hàng tháng của một gia đình (4 người) chỉ khoảng 2 triệu kíp. Nhưng từ khi vào làm công nhân cao su, chỉ mình tôi cũng thu nhập 6 triệu kíp/tháng (gần 300 USD), mỗi năm tổng thu nhập đạt hơn 80 triệu kíp. Con em được đến trường, người dân trong bản cũng được giúp đỡ khi ốm đau…”. 

 

Công nhân Lào trồng cao su cho HA.GL. Ảnh: L.A
Công nhân Lào trồng cao su cho HA.GL. Ảnh: L.A

Đánh giá về những đóng góp của Tập đoàn HA.GL đối với tỉnh Attapeu, ông Phonsamay Vienglavanh-Phó Bí thư Đảng ủy-Trưởng ban Thanh tra Nhà nước tỉnh Attapeu cho rằng: “Từ khi có các dự án đầu tư của HA.GL, nền kinh tế của tỉnh đã phát triển mạnh, đời sống của người dân tăng lên. Chúng tôi đánh giá cao về sự giúp đỡ của HA.GL với vấn đề an sinh xã hội của địa phương…”.

“Những cáo buộc không đúng sự thật”

Khi được hỏi về quan điểm của lãnh đạo tỉnh Attapeu trước những cáo buộc của Global Witness đối với Tập đoàn HA.GL, ông Phonsamay Vienglavanh khẳng định: “Việc giao đất cho Tập đoàn HA.GL đã có sự đồng thuận của Chính phủ Lào. Chúng tôi khẳng định, 30.000 ha khai hoang đã được khảo sát kỹ lưỡng, đây là rừng nghèo, hầu hết số lượng gỗ còn lại không có giá trị nhiều về kinh tế.

Những hình ảnh mà Global Witness đưa ra để làm bằng chứng cáo buộc được chụp từ vệ tinh nên không có độ chính xác. Còn những người dân được hỏi có thể là những người đang còn khúc mắc về vấn đề đền bù với HA.GL nên nói sai sự thật… Một lần nữa, chính quyền tỉnh Attapeu khẳng định, những cáo buộc của tổ chức phi Chính phủ Global Witness hoàn toàn không đúng sự thật…”.

Theo thông tin từ chính quyền tỉnh Attapeu thì 30.000 ha giao cho Tập đoàn HA.GL trước đây được quy hoạch là rừng sản xuất. Theo quy định của Chính phủ Lào, với loại rừng này có thể khai thác gỗ và trồng bổ sung hàng năm để khôi phục, không được chuyển mục đích sử dụng... Nhưng thực tế, hơn 20 năm trước, các công ty được giao chỉ khai thác gỗ mà không trồng bổ sung.

 

Khu tái định cư cho người dân. Ảnh: Lê Anh
Khu tái định cư cho người dân. Ảnh: Lê Anh

Bên cạnh đó, người dân cũng vào rừng chặt gỗ, chiếm đất làm rẫy. Trải qua một thời gian dài, đến thời điểm Tập đoàn HA.GL được giao 30.000 ha diện tích rừng này không còn nguyên trạng mà chỉ còn là rừng nghèo, không thể khôi phục.

Những vấn đề tồn đọng

Dù Chính phủ Lào và chính quyền tỉnh Attapeu đều đã lên tiếng khẳng định những cáo buộc của tổ chức phi Chính phủ Global Witness không đúng sự thật, nhưng qua làm việc với chính quyền tỉnh Attapeu và người dân, vẫn còn những khúc mắc giữa người dân và các dự án của Tập đoàn HA.GL.

Ông Phonsamay Vienglavanh- Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Thanh tra Nhà nước tỉnh Attapeu cho biết thêm: “Hiện nay, còn khoảng 30 ha đất của người dân trong vùng dự án của HA.GL chưa thống nhất được giá đền bù, nên gây dư luận không tốt trong một bộ phận nhân dân. Do trong quá trình khai hoang, nhà thầu chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nên chưa giải quyết kịp thời những vướng mắc…”.

Theo tìm hiểu, giá đền bù cho người dân trong vùng dự án là 5 triệu kíp/ha, một số hộ dân cho rằng giá như vậy thấp hơn so với thực tế nên không chấp nhận. Bên cạnh đó, một số hộ dân khi thấy Tập đoàn HA.GL triển khai dự án cũng đã tự ý xây dựng nhà rẫy, phát nương để đòi hưởng chính sách đền bù, dù các hộ dân này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, khiến tình hình trở nên phức tạp.

Ông Phan Thanh Thủ- Giám đốc Công ty TNHH PTNN Hoàng Anh Attapeu cho biết: “Cơ bản công tác đền bù đã được giải quyết, trong quá trình khai hoang, diện tích đất của một số hộ dân chưa chấp nhận giá đền bù vẫn được giữ nguyên hiện trạng. Chúng tôi sẽ sớm giải quyết trong thời gian tới…”.

Ngoài những vấn đề trên, thì những kiến nghị xây dựng các công trình nước sạch phục vụ cho cuộc sống của người dân trong vùng dự án, vấn đề ô nhiễm môi trường của nhà máy mía đường cũng được chính quyền tỉnh Attapeu và người dân đề xuất, để Tập đoàn HA.GL tính toán giải quyết trong thời gian tới.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm