Ngôi làng cô độc "bốn không" bên bờ hồ thủy điện A Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cảnh sắc bên lòng hồ thủy điện A Vương. Ảnh: Đ.V
Cảnh sắc bên lòng hồ thủy điện A Vương. Ảnh: Đ.V
Năm 2003, thủy điện A Vương được xây dựng, thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng chốc bị biệt lập mỗi khi nước dâng. Từ ấy, thôn Z'lao trở thành thôn "bốn không".
Thôn “bốn không”
Đến thôn Z’lao vào một buổi chiều tà đầu tháng 11, con đường độc đạo dẫn vào thôn với cảnh vật như đẹp như tranh vẽ, một bên là bờ sông xanh ngắt, một bên là sườn núi đầy ắp những bụi trúc và những hồn lau đong đưa theo làn gió lạnh, khung cảnh quá đỗi thanh bình..
Cảnh sắc bên dòng sông A Vương mùa nước cạn. Ảnh: Đ.V
Cảnh sắc bên dòng sông A Vương mùa nước cạn. Ảnh: Đ.V
Nhưng trái ngược với cảnh sắc trời vật, để vào tận thôn phải vượt qua lối đi bộ chông chênh đầy đá sắc nhọn và cách mặt hồ thủy điện A Vương áng chừng gần 10 mét nước.
“Bữa nay còn đi bộ vào đây được. Ít hôm nước dâng, muốn vào Z’lao chỉ có ngồi thuyền độc mộc” - đó là câu nói đầu tiên khi gặp tôi của ông Bríu Le - nguyên Chủ tịch UBND xã Dang.
Tháng 8.2003, thủy điện A Vương được xây dựng và đến tháng 12.2008 thì hoàn thành. Cũng từ đó, thôn Z’lao bỗng chốc trở thành thôn “bốn không”: “Không mặt bằng, không đường, không trường, không điện”.
Con đường bộ dẫn vào thôn Z'lao. Ảnh: Đ.V
Con đường bộ dẫn vào thôn Z'lao. Ảnh: Đ.V
Ngày trước, vị trí của thôn nằm sát chân núi, giao thông đi lại dễ dàng. Từ ngày xây dựng, quá trình tích nước đã làm mức nước sông A Vương tăng đột biến, Z’lao bắt buộc phải di dời lên vị trí giữa sườn núi như hiện nay.
“Khó khăn nhất của người dân thôn Z’lao là giao thông. Khi nước hồ A Vương cạn thì không sao. Hễ khi nước đầy, thôn bị cô lập hoàn toàn. Muốn vào thôn chỉ có ngồi thuyền độc mộc.
Khi ra ngoài hoặc đi làm rẫy về, gặp khi nước mặt hồ nổi sóng, không một ai dám chèo vì chắc chắn thuyền sẽ bị lật. Bà con đành phải trở lên các nhà Dzuông (mái chòi dựng lên để nghỉ lại trưa khi đi làm rẫy) để ngủ lại” – ông Le nói.
Ông Bríu Le (thứ hai-từ trái qua). Ảnh: Đ.V
Ông Bríu Le (thứ hai-từ trái qua). Ảnh: Đ.V
“Mỗi lẫn trong thôn có phụ nữ chuyển dạ. Các thanh niên đặt sản phụ lên võng rồi khiêng ra trạm y tế. Đường thì hẹp lại còn đầy đá, gặp trời nắng thì đỡ chứ trời mưa khó khăn đủ thứ. Có khi chưa đến nơi, sản phụ “vượt cạn” ngay bên đường…” – ông Le rưng rưng.
Bên thủy điện… nhưng không có điện
Mong mỏi lớn nhất của người dân thôn Z’lao là có được điện lưới quốc gia để sử dụng. Bởi lẽ, dù thôn nằm bên cạnh thủy điện lớn thứ hai của tỉnh Quảng Nam mà hơn 40 năm sau ngày giải phóng vẫn chìm trong bóng tối. Nguồn sáng duy nhất của cả thôn là những chiếc thủy luân (tuabin nước) đặt ở bên bờ suối.
Thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đ.V
Thôn Z'lao thuộc xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đ.V
Tết Mậu Tuất vừa qua, huyện Tây Giang hỗ trợ cho thôn Z’lao 10 chiếc thủy luân để người dân đón Tết. Nhưng vào mùa mưa hay có lũ quét, người dân không thể dùng được các máy thủy luân này” – anh Bríu Cành – Bí thư thôn Z’lao – nói.
Mặt bằng của thôn Z’lao đang được UBND huyện Tây Giang cho san lấp, nhưng không biết phải mất bao lâu người dân có thể di dời đến nơi ở mới và có điện lưới quốc gia để sử dụng, dù hiện nay, họ đang ở rất gần với nơi cấp phát điện – thủy điện A Vương… 
Đỗ Vạn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.