(GLO)- Từ giữa năm 2021, khi Bộ Công thương áp dụng thuế chống phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, giá mía nguyên liệu tăng cao, giúp bà con nông dân có lợi nhuận. Tuy nhiên, để ngành mía đường phát triển bền vững thì cần tổ chức lại sản xuất theo hướng khoa học, hiện đại và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.
Trong một thời gian dài, ngành mía đường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi đường nhập lậu qua biên giới gia tăng, giá đường giảm, diện tích mía giảm mạnh, nhiều nhà máy đường đóng cửa. Để bảo đảm đời sống người trồng mía, ở một số nơi đã chuyển đổi diện tích sang cây trồng khác.
Nếu tính từ năm 2005, khi các nước ASEAN bắt đầu thiết lập cộng đồng kinh tế, ngành mía đường đã có tổng cộng 15 năm để chuẩn bị hội nhập. Thế nhưng, đầu năm 2020, thời điểm ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) chính thức có hiệu lực, ngành mía đường Việt Nam vẫn đứng trước những áp lực về biến động về giá và vấn nạn nhập lậu…
Theo thông tin chính thức của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tổng diện tích trồng mía của Việt Nam hiện nay chỉ còn chưa tới 200.000 ha, niên vụ tới (2019-2020) có lẽ chỉ còn khoảng 150.000 ha. Tuy nhiên, báo cáo trước Quốc Hội, nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp vẫn dùng những số liệu rất cũ khi nhận định diện tích mía vẫn còn khoảng 240.000 - 260.000 ha.
Từ ngày 1/1/2020, hạn ngạch NK mía đường từ ASEAN chính thức được xoá bỏ theo đúng cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sau 2 năm trì hoãn. Năm 2020 đã đến rất gần, song điểm đáng nói là, ở thời điểm hiện tại, ngành mía đường vẫn chưa sẵn sàng, muốn tiếp tục “delay“ thực thi ATIGA.
Mới đây, Báo NTNN tổ chức tọa đàm: “Làm gì để ngành mía đường vượt “bẫy“ hội nhập?“. Đây là một nội dung rất thiết thực, khi đang tái diễn tình cảnh nông dân nhiều tỉnh phải bỏ mía vì không được nhà máy thu mua.