Ngân vang tiếng hát binh nhì

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành”, Liên hoan tiếng hát binh nhì do Bộ Tham mưu Quân đoàn 3 tổ chức trở thành sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội.

Tại Liên hoan tiếng hát binh nhì năm 2023, các diễn viên không chuyên đến từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tham mưu tham gia biểu diễn 22 tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi hình tượng người chiến sĩ, truyền thống quân đội. Nhiều thí sinh lần đầu tiên đứng trên sân khấu, nhưng đã nhanh chóng vượt qua sự bỡ ngỡ ban đầu và “cháy” hết mình để cống hiến cho khán giả những tiết mục hay nhất, đẹp nhất.

Tiết mục đạt giải nhất của thí sinh Y Trôi ÊBan (Đại đội 2, Tiểu đoàn Thông tin 29). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tiết mục đạt giải nhất của thí sinh Y Trôi ÊBan (Đại đội 2, Tiểu đoàn Thông tin 29). Ảnh: Vĩnh Hoàng

Với giai điệu mượt mà, sâu lắng của tiếng sáo trúc kèm với vũ điệu phụ họa được dàn dựng công phu, phần biểu diễn của chiến sĩ Phan Văn Thuận (Đại đội 4, Tiểu đoàn Thông tin 29) đã đưa người xem trở về miền quê yên bình với những cánh diều no gió và hàng tre rợp bóng khi chiều về. Ký ức tuổi thơ ùa về, nhiều khán giả không kìm được nỗi xúc động và đã dành tặng tiết mục của chiến sĩ Thuận những tràng pháo tay giòn giã.

Một số tiết mục như: “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, “Hát mãi khúc quân hành”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, “Nồng nàn cao nguyên”, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”… cũng nhận được sự tán thưởng của người xem. Có lúc cả khán phòng đã cùng đứng lên vỗ tay và hát vang, làm cho đêm văn nghệ thêm phần sôi nổi. Cùng với đó, các điệu múa cũng được dàn dựng công phu, đạo cụ, trang phục độc đáo cùng phong cách biểu diễn chững chạc, tự tin đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem.

Vừa trình bày xong tiết mục đơn ca “Nồng nàn cao nguyên”, binh nhì Y Timôthê A Đrơng (Đại đội 3, Tiểu đoàn 28) phấn khởi chia sẻ: “Tôi rất vui vì mình được đứng trên sân khấu cất lên lời ca, tiếng hát gửi tới khán giả. Với bài hát “Nồng nàn cao nguyên”, tôi mong muốn mọi người thêm yêu và đến với miền đất cao nguyên huyền thoại, để được hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng, thưởng thức men nồng rượu cần bên bếp lửa, tay trong tay nối dài vòng xoang”.

Còn tân binh Y Trôi Ê'Ban (Đại đội 2, Tiểu đoàn Thông tin 29) thì bày tỏ: “Để chuẩn bị cho liên hoan này, tôi đã tập luyện gần 1 tháng. Trong các buổi giải lao sau huấn luyện, tôi và đồng đội cũng cùng nhau hát để vơi đi những vất vả trên thao trường. Tôi rất vui khi bản thân giành được giải nhất với 2 ca khúc: “Cuộc đời vẫn đẹp sao” và “Tiếng đàn goong lu”. Qua liên hoan, chúng tôi cũng thêm một lần ôn luyện lại 15 bài hát quy định trong quân đội”.

Trao đổi cùng chúng tôi, Đại tá Đào Ngọc Thuận-Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tham mưu-cho biết: Liên hoan tiếng hát binh nhì là sân chơi bổ ích cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là các tân binh. Đây cũng là dịp để họ thể hiện khả năng ca hát của mình. Qua liên hoan lần này, các đơn vị lựa chọn các chiến sĩ có năng khiếu văn nghệ để bồi dưỡng, rèn luyện trở thành những hạt nhân văn nghệ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.