Ngân hàng hành động "khoan thư sức dân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23.10, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu thực hiện những chính sách về mặt tín dụng cho người dân vùng lũ. Theo đó, các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch khẩn trương chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Người dân miền Trung chịu thiệt hại nặng nề vì mưa lũ. Ảnh: LPL
Người dân miền Trung chịu thiệt hại nặng nề vì mưa lũ. Ảnh: LPL



Như vậy, bà con bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai sẽ có cơ hội được miễn giảm lãi vay, được tiếp tục cho vay vốn mới để khôi phục sản xuất. Chính sách hỗ trợ đặc biệt này của Ngân hàng nhà nước rất kịp thời, hợp lòng dân bởi vì đúng là hành động “khoan thư sức dân”.

Sau hai đợt suy kiệt vì đại dịch COVID-19, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người mất việc làm. Các ngành kinh tế du lịch, dịch vụ gần như đóng băng, nên nông sản, thực phẩm cũng không bán được giá. Dân gồng mình qua được hai đợt dịch gần như đã kiệt sức.

Nhưng trời lại hành, một đòn bồi thiên tai ập đến. Giữa tháng 9.2020, các tỉnh miền Trung bị cơn bão số 5 vùi dập, hàng ngàn ngôi nhà tốc mái, người dân từ Hà Tĩnh vào đến Quảng Nam chịu thiệt hại, mùa màng hoa trái, đầm tôm đìa cá tang hoang.

Sau cơn bão số 5 là đợt lũ lụt kéo dài suốt hai tuần qua. Đúng là bão chồng bão, lũ chồng lũ, nhiều gia đình mất mát chồng mất mát, có nhà tang chồng tang. Đợt này thiệt hại về người và của quá nặng nề, người dân, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ để gượng dậy, phục hồi sản xuất.

Hiện nay, nhiều đoàn cứu trợ từ xã hội, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, cho nên người dân các địa phương bị thiên tai không lo thiếu đói. Tuy nhiên, sau đợt cứu trợ này, người dân quay về đời sống hậu lũ lụt, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là phải tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh miền Trung cũng bị thiệt hại ghê gớm, sản xuất đình trệ, công nhân nghỉ việc, hàng hóa không cung ứng kịp theo hợp đồng. Sau lũ lụt còn phải dọn dẹp, chờ khắc phục đường điện, sửa chữa máy móc nhà xưởng, trăm mối lo toan và nhiều khoản chi phí tốn kém.

Nếu người dân được miễn giảm khoản vay cũ và vay được nguồn vốn mới, chắc chắn sẽ nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất.

Nhưng còn doanh nghiệp, đợt thiên tai này vét sạch nguồn sức lực cuối cùng của họ. Hãy hỗ trợ kịp thời để cấp cứu, đừng để doanh nghiệp nào phải đóng cửa.

Trước hết, hãy ưu tiên cho doanh nghiệp các tỉnh bị thiên tai nhận khoản hỗ trợ lần hai của Chính phủ, đừng chậm chạp như lần một nữa.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ngan-hang-hanh-dong-khoan-thu-suc-dan-848053.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...