Ngắm tranh khỏa thân 'Sau khi tắm' của danh họa Lê Phổ bán 12,3 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên tục trong những năm gần đây, tranh của danh họa Lê Phổ đều được "chốt" thành công với mức “gõ búa” khá cao. Đặc biệt mới đây, bức khỏa thân Sau khi tắm được cho là của Lê Phổ vừa bán với giá 12,3 tỉ đồng vào hôm 7.12.

 Nhiều tác phẩm của danh họa Lê Phổ bán đấu giá ở mức cao - Ảnh: T.L
Nhiều tác phẩm của danh họa Lê Phổ bán đấu giá ở mức cao - Ảnh: T.L


Xung quanh tác phẩm vừa có chủ nhân mới của danh họa Lê Phổ, theo thông tin từ nhà nghiên cứu và sưu tập tranh Lý Đợi, trong phiên đấu trực tuyến Asian Art (2047) chiều 7.12 tại Espace Tajan (Pháp), bức Sau khi tắm (mực và bột màu trên lụa, khổ 46,5cm x 35,5cm) - được cho là của danh họa Lê Phổ đã chốt hạ với giá 440.000 euro (khoảng 12,3 tỉ đồng Việt Nam).

 

Bức tranh Khỏa thân của cố họa sĩ Lê Phổ từng lập kỷ lục mới cho mỹ thuật Việt Nam khi đấu giá được gần 1,4 triệu USD (32,3 tỉ đồng) hồi năm 2019 - Ảnh: T.L
Bức tranh Khỏa thân của cố họa sĩ Lê Phổ từng lập kỷ lục mới cho mỹ thuật Việt Nam khi đấu giá được gần 1,4 triệu USD (32,3 tỉ đồng) hồi năm 2019 - Ảnh: T.L
Thiếu nữ dâng trà của Lê Phổ cũng từng được bán đấu giá khá cao - Ảnh: T.L
Thiếu nữ dâng trà của Lê Phổ cũng từng được bán đấu giá khá cao - Ảnh: T.L


“Với 23 lượt đấu cho giá khởi điểm là 150.000 euro, xem như mức bán được tăng giá gấp 3 lần. Bức tranh này nếu của Lê Phổ - xem qua hình, chụp mờ, khó nhận ra - được bán với giá cao như vậy, cho thấy sức hút dòng tranh khỏa thân của họa sĩ Lê Phổ sẽ còn rất lớn”, nhà nghiên cứu Lý Đợi ví von khá lạc quan.

Được biết, bức tranh đắt giá nhất của Việt Nam trên thị trường công khai cũng thuộc về bức tranh Khỏa thân (sơn dầu, 90,5cm x 180,5cm, năm 1931) của danh họa Lê Phổ. Tác phẩm này có giá bán gần 1,4 triệu USD (32,3 tỉ đồng) tại một phiên đấu giá mang tên 20th Century & Contemporary Art - Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại tại nhà đấu giá Christie’s Hồng Kông (tháng 5.2019). Bức Khỏa thân của họa sĩ Lê Phổ từng thuộc bộ sưu tập của nhà sưu tập Mr.Tuan H. Pham (California, Mỹ). Theo dự đoán ban đầu bức tranh có mức giá từ 500.000 - 770.000 USD, nhưng sau phiên đấu giá, giá trị của bức tranh đã tăng cao hơn so với mức khởi điểm.

Nhận định về tranh khỏa thân của họa sĩ Lê Phổ, ông Lý Đợi cho rằng: "Nếu bức Khỏa thân này mà trở lại thị trường đấu giá, trên 2 triệu USD là búa sẵn trong tay của nhiều người sẽ sẵn sàng... gõ”.


 

Cố họa sĩ Lê Phổ
Cố họa sĩ Lê Phổ
Bức Sau khi tắm vừa được bán với giá 12,3 tỉ đồng, cho thấy sức hút của tranh cố họa sĩ Lê Phổ trong mắt các nhà sưu tập thế giới - Ảnh: T.L
Bức Sau khi tắm vừa được bán với giá 12,3 tỉ đồng, cho thấy sức hút của tranh cố họa sĩ Lê Phổ trong mắt các nhà sưu tập thế giới - Ảnh: T.L


Trước đó ngày 2.4.2017, tại phiên đấu giá Modern and Contemporary Art của nhà đấu giá Sotheby’s Hồng Kông, lần đầu tiên một tác phẩm của danh họa Lê Phổ được bán với giá hơn 1 triệu USD - đó là tác phẩm có tên tiếng Anh Family Life (Đời sống gia đình) với giá bán dự kiến chỉ từ 231.840 - 309.120 USD nhưng kết quả bất ngờ bán được tới 1.172.080 USD. Điều này phần nào nói lên sức hấp dẫn của tranh Lê Phổ trong mắt các nhà sưu tập của thế giới.

Họa sĩ Lê Phổ (sinh ngày 2.8.1907, mất ngày 12.12.2001). Ông là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là "danh họa Việt Nam trên đất Pháp". Nhiều người khác còn coi ông là "cây đại thụ" trong làng nghệ thuật tranh Việt và là một trong nhóm tứ kiệt trời Âu của hội họa Việt Nam (Phổ - Thứ - Lựu - Đàm). Từ năm 1937, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp định cư và đến năm 2001 thì qua đời tại Paris (Pháp).

Theo LÊ CÔNG SƠN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.