Ngắm sự đổi thay của Chiến trường Điện Biên Phủ từ trên cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2018), chiến trường Điện Biên Phủ hoang tàn, khốc liệt ngày nào giờ đã thay da, đổi thịt.

Di tích Mường Pồn, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Nơi đây trong các ngày từ 10 – 13/12/1953 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt buộc Pháp chia làm 2 toán xuyên rừng tìm về Điện Biên và chạy sang Lào.
Di tích Mường Pồn, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Nơi đây trong các ngày từ 10 – 13/12/1953 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt buộc Pháp chia làm 2 toán xuyên rừng tìm về Điện Biên và chạy sang Lào.
Do nằm trên tuyến đường Quốc lộ 12, nên xã Mường Pồn có nhiều điều kiện thuận tiện trong việc thông thương, giao lưu buôn bán. Hiện các thôn, bản đều đã có đường liên thôn, liên bản thông suốt, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.
Do nằm trên tuyến đường Quốc lộ 12, nên xã Mường Pồn có nhiều điều kiện thuận tiện trong việc thông thương, giao lưu buôn bán. Hiện các thôn, bản đều đã có đường liên thôn, liên bản thông suốt, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.
Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo Mường Thanh, thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và được mệnh danh là “Cánh cửa sắt” của tập đoàn cứ điểm.
Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo Mường Thanh, thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và được mệnh danh là “Cánh cửa sắt” của tập đoàn cứ điểm.
Him Lam hiện là cửa ngõ thông thương của thành phố Điện Biên Phủ với các tỉnh miền xuôi. Bằng sự kiên cường và khát vọng dựng xây, Him Lam đã vượt qua mọi gian khó, đổi thay hoàn toàn với diện mạo mới yên bình, no ấm và văn minh.
Him Lam hiện là cửa ngõ thông thương của thành phố Điện Biên Phủ với các tỉnh miền xuôi. Bằng sự kiên cường và khát vọng dựng xây, Him Lam đã vượt qua mọi gian khó, đổi thay hoàn toàn với diện mạo mới yên bình, no ấm và văn minh.
Di tích đồi Độc Lập thuộc phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày nay vẫn được tu bổ, tôn tạo, gìn giữ các hạng mục di tích chính.
Di tích đồi Độc Lập thuộc phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày nay vẫn được tu bổ, tôn tạo, gìn giữ các hạng mục di tích chính.
Nghĩa trang Liệt sỹ Độc Lập nằm gần khu Di tích đồi Độc Lập với hơn 2400 mộ, tổng diện tích 3,3ha. Vào những dịp lễ, tết và đặc biệt là ngày thương binh liệt sỹ 27/7, tại đây luôn có hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.
Nghĩa trang Liệt sỹ Độc Lập nằm gần khu Di tích đồi Độc Lập với hơn 2400 mộ, tổng diện tích 3,3ha. Vào những dịp lễ, tết và đặc biệt là ngày thương binh liệt sỹ 27/7, tại đây luôn có hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.
 Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ là công trình trọng điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ là công trình trọng điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tàng được thiết kế hình nón cụt, bên trong chứa nhiều mô hình, khối tượng sinh động và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh… khái quát sắc nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.
Bảo tàng được thiết kế hình nón cụt, bên trong chứa nhiều mô hình, khối tượng sinh động và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh… khái quát sắc nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.
Di tích đồi A1 từng được lính Pháp gọi là “cối xay thịt” khi bộ đội ta hy sinh rất nhiều ở đây. Đây cũng là điểm di tích thường xuyên có số lượng du khách đến tham quan đông trong các dịp kỷ niệm.
Di tích đồi A1 từng được lính Pháp gọi là “cối xay thịt” khi bộ đội ta hy sinh rất nhiều ở đây. Đây cũng là điểm di tích thường xuyên có số lượng du khách đến tham quan đông trong các dịp kỷ niệm.
Xung quanh cứ điểm A1 hoang tàn trong lửa đạn ngày nào, giờ là phố thị đông đúc với những nhà cửa san sát mọc lên.
Xung quanh cứ điểm A1 hoang tàn trong lửa đạn ngày nào, giờ là phố thị đông đúc với những nhà cửa san sát mọc lên.
Dấu tích của chiến trường khốc liệt giờ được thay thế bằng diện mạo của một đô thị trẻ.
Dấu tích của chiến trường khốc liệt giờ được thay thế bằng diện mạo của một đô thị trẻ.
Nghĩa trang Liệt sỹ A1 có 644 ngôi mộ, là một địa điểm không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến Điện Biên. Nơi đây như một nhân chứng lịch sử nhắc nhở thế hệ trẻ luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các Anh hùng liệt sỹ.
Nghĩa trang Liệt sỹ A1 có 644 ngôi mộ, là một địa điểm không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến Điện Biên. Nơi đây như một nhân chứng lịch sử nhắc nhở thế hệ trẻ luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các Anh hùng liệt sỹ.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D của trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để mãi mãi vinh danh chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D của trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để mãi mãi vinh danh chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trung tâm thành phố Điện Biên Phủ.
Trung tâm thành phố Điện Biên Phủ.
Di tích phân khu Hồng Cúm thuộc phân khu Nam của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Di tích phân khu Hồng Cúm thuộc phân khu Nam của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Vết thương hằn trong chiến tranh giờ đã được xóa đi bằng diện mạo mới của bản làng…
Vết thương hằn trong chiến tranh giờ đã được xóa đi bằng diện mạo mới của bản làng…
…và cánh đồng Mường Thanh trù phú.
…và cánh đồng Mường Thanh trù phú.
Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của mình.
Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của mình.
 Tuy nhiên các bản làng lân cận đã khoác lên mình diện mạo của nông thôn mới khang trang, trù phú.
Tuy nhiên các bản làng lân cận đã khoác lên mình diện mạo của nông thôn mới khang trang, trù phú.
 Sau 64 năm chiến thắng, Chiến trường Điện Biên Phủ khốc liệt ngày nào giờ đây đã hóa mình thành đô thị trẻ năng động, vươn mình lên khang trang trên miền đất cực Tây Tổ quốc.
Sau 64 năm chiến thắng, Chiến trường Điện Biên Phủ khốc liệt ngày nào giờ đây đã hóa mình thành đô thị trẻ năng động, vươn mình lên khang trang trên miền đất cực Tây Tổ quốc.
Thành phố Điện Biên Phủ lung linh về đêm.
Thành phố Điện Biên Phủ lung linh về đêm.


Vũ Lợi (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.