Nét vẽ đầu đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thường thì các bậc phụ huynh sẽ cấm con mình vẽ lên tường, bàn ghế... Nhưng thật ra, tất cả những nét vẽ nguệch ngoạc đó đều có ý nghĩa và thông điệp riêng, là cách trẻ thể hiện suy nghĩ của mình. 
Nếu nhà có trẻ con tầm 1-4 tuổi, chắc hẳn bạn sẽ cực kỳ đau đầu khi con vẽ bất cứ đâu khi cầm được cây bút. Ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm bỗng chốc trở nên lộn xộn và nham nhở bởi những vết bẩn, với những đường nét kỳ lạ, không ra hình dáng gì cụ thể, như một thể loại tranh trừu tượng mà nhìn mãi vẫn không hiểu gì.
Thường thì các bậc phụ huynh sẽ cấm con mình vẽ lên tường, bàn ghế... Nhưng thật ra, tất cả những nét vẽ nguệch ngoạc đó đều có ý nghĩa và thông điệp riêng, là cách trẻ thể hiện suy nghĩ của mình. 
Những nét vẽ ngây ngô ấy là cả một thế giới đầy những suy nghĩ, ước mơ, màu sắc cũng như tâm tư tình cảm của các bé. Trước tiên, trẻ sẽ vẽ theo bản năng rồi sau đó mới liên tưởng đến những gì đã thấy xung quanh để thành một câu chuyện ngộ nghĩnh mà không kém phần thú vị.
Con trai tôi năm nay 4 tuổi. Thấy con vẽ những hình tròn không đầu không cuối khắp các mảng tường trong nhà, tôi hỏi: “Sao con vẽ bậy khắp tường vậy?”. Cậu chàng trả lời: “Con đang vẽ con và em Rô chơi đuổi bắt. Em Rô ở đây, con ở đây”. Con giải thích, những hình tròn đó là 2 anh em, đường thẳng là cái cây, rồi một vài con vật khác nữa như: thỏ, mèo... Nếu cu cậu không nói, chắc tôi cũng chẳng thể nào hình dung được.
Thi thoảng, tôi có dạy năng khiếu cho một số bé tuổi mầm non. Thường thì tôi không gò các bé vẽ hình ảnh gì, như thế nào mà để trẻ tự do thể hiện ý tưởng của mình. Và đôi lúc, tôi khá ngạc nhiên về những hình ảnh của các trẻ vẽ. Đừng nghĩ trẻ không biết gì nhé! Thông qua hình vẽ, chúng ta sẽ hiểu được bé cảm nhận được tình cảm gia đình mình, bạn bè và thế giới xung quanh của trẻ dù chỉ là những nét đánh dấu và ngẫu nhiên của mình. 
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Qua theo dõi, tôi nhận thấy, cá tính của trẻ sẽ được biểu hiện thông qua những hình vẽ và màu sắc thể hiện. Trẻ thường vẽ đường cong thì hiền lành, ngược lại, trẻ hay vẽ những nét thẳng, góc cạnh lại hiếu động, mạnh mẽ.
Màu sắc của bức tranh cũng có thể cho chúng ta biết được tâm trạng của trẻ. Khi vui tươi, mạnh khỏe, các bé thường thích những màu như: đỏ, vàng, xanh lá. Tâm trạng buồn hoặc uất ức một điều gì mà khó nói thì hay sử dụng những tông màu lạnh như: xanh lam, xám hoặc đen. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ sử dụng những màu đơn sắc như xám, đen thì bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn vì có thể trẻ gặp những vấn đề về tâm lý. 
Thông qua các nét vẽ của trẻ, người lớn có thể cảm nhận được những cảm xúc khác nhau như: lo lắng, nhút nhát, nóng nảy, bất an.
Trong tác phẩm “Giải thích tranh vẽ của trẻ em”, tác giả người Bỉ Daniel Widlocher đã phân tích kỹ các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ. Theo đó, ở giai đoạn 1,5-2 tuổi, trẻ vẽ loằng ngoằng, vẽ ngoáy; đến 3-4 tuổi thì bước đầu trẻ đã có những ý định biểu thị ý tưởng của mình.
Như vậy, các nét vẽ đầu đời của trẻ là những bước hết sức quan trọng trong tư duy và suy nghĩ của trẻ. Hãy để trẻ được vẽ theo cảm nhận của mình. Bởi, mỗi một đứa trẻ chỉ có một lần phát triển tuổi thơ.
VI THỦY 

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.