Nắng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu đi nghỉ dưỡng để phục hồi sức vóc thì đi rừng để “vỡ” ra những điều tưởng như một lối đi đã quen mòn, như đá vôi đã bạc màu, như thác quanh năm tung bọt trắng… Vậy mà, rừng luôn đem đến bất ngờ, bởi ngay chuyện nắng mưa cũng mỗi lần một khác.
Nắng của rừng lạ lắm. Đó không phải là thứ nắng vung vãi trên cánh đồng hay gay gắt trên những con phố giờ tan tầm. Nắng ở đây không nhiều, không phung phí mà bất chợt chiếu rọi qua tàng cây nhưng hệt như những chiếc đèn sân khấu.
Cái “sân khấu” ấy đã có tự thuở hồng hoang. Từ trên cao xuống đến lớp cỏ là từng tầng thực vật được các nhà sinh vật học nghiên cứu, phân tích. Thế nhưng, nó còn là một xã hội cây, trật tự, tầng bậc của các loài cây hiện lên như một vở kịch, một bức ảnh mà nắng rừng đã soi chiếu, ánh sáng đã chớp lấy để làm nổi bật lên những “nhân vật” ấy.
Lâu lắm rồi, tôi mới lại được đi rừng sau bao năm bươn chải nơi phố thị. Đôi chân quen đút gầm bàn trong phòng máy lạnh lâu nay bỗng trở nên run run, từng thớ thịt căng nhức trước con đường mòn xa tít tắp. Nhìn nắng từ phía xa nhưng đến được nơi có những ánh vàng soi rọi đó cũng đâu có dễ dàng. Bàn chân đã mỏi nhưng vẫn hướng đến ánh sáng bằng một tiếng gọi vô thanh trong tâm trí. Hãy đi, nơi có nắng là nơi thiêng liêng nhất của rừng. Nắng là sợi dây gắn kết mùa màng với đất đai, là nguồn năng lượng cho từng hạt mầm, từng “thân phận” cây bé nhỏ dưới tán rừng già kia.
Minh họa: Nguyễn Văn Chung
Minh họa: Nguyễn Văn Chung
Nắng còn là ký ức gắn những trận mưa rừng bất chợt. Lũ trẻ ở miền núi mê rừng như trẻ em ở đồng bằng ham bơi lội. Chỉ khác là chúng tôi không í ới gọi nhau mà lầm lũi cứ thế với con dao, cây gậy và cái gan cóc tía nối gót nhau mà chẳng biết sợ gì. Cũng bởi, rừng đầy ắp tiếng chim, các loại quả cây và những điều kỳ thú khác. Cứ thế, chúng tôi đi sâu vào rừng mà không hay cơn mưa đã ập đến từ lúc nào. Mái hang nhỏ, chen nhau tránh mưa trong sự lo lắng, sợ hãi. Và rồi, cuối cùng nắng bỗng hửng lên, hóa ra chiều chưa muộn. Chúng tôi thấy nắng như thấy đường về nhà, nắng dẫn đường, nắng an ủi vỗ về những đứa trẻ ham chơi. 
Hôm nay, tôi bất chợt gặp lại nắng rừng. Dẫu sau ba mươi năm, rừng có đổi thay nhưng nắng vẫn ấm áp, vẫn vẹn nguyên thứ ánh sáng diệu kỳ soi xuống những thân phận cỏ cây, rọi xuống tâm hồn mỗi người. Vậy nên, tôi đã để nắng soi trên khắp những dấu chân của mình, để nắng thấu tỏ con đường mình đã đi qua và sẽ bước tiếp trong những ngày mai. 
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.