Năm Ngọ "tung" tranh ngựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ xưa đến nay, con người luôn quan niệm rằng, ngựa là loài vật tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm và sự chiến thắng. Nắm bắt tâm lý ấy, dịp Tết Giáp Ngọ, tranh về con vật của năm đã được nhà sản xuất tung ra thị trường với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú.

Tại Phố núi Pleiku, tranh ngựa bằng lụa, thêu tay hay khắc gỗ được bày bán khắp nơi, từ các cửa hàng tranh cho đến vỉa hè, chợ hoa. Dù kích thước, màu sắc, chất liệu có khác nhau nhưng chung quy lại, các bức tranh đều thể hiện một số chủ đề cơ bản về hình tượng ngựa như: mã đáo thành công, bát mã truy phong, song mã ẩm tuyền…

 

Tranh ngựa in lụa. Ảnh: Hồng Thi
Tranh ngựa in lụa. Ảnh: Hồng Thi

Theo các chủ cửa hàng và người bán tranh, so với những năm trước, dịp Tết này, tranh ngựa được nhiều người chọn lựa hơn để làm quà biếu hay trang trí trong gia đình. Bởi lẽ, ngoài chức năng làm đẹp không gian, tranh ngựa còn chứa đựng ý nghĩa phong thủy, đó là: kích hoạt vận may, đem lại nguồn tài lộc, phát đạt và thăng tiến trong công việc, sự nghiệp.

Các nhà phong thủy cho rằng, nếu bức “mã đáo thành công” hàm ý thuận buồm xuôi gió, mang đến cho gia chủ tài lộc, danh vọng thì bức “bát mã truy phong” (ngựa phi trong gió) lại gợi lên sức mạnh, thịnh vượng-phát đạt và tinh thần đoàn kết, đồng lòng tiến tới phía trước để mang chiến thắng trở về. Bên cạnh đó, bức tranh “song mã” là hình ảnh hai chú ngựa (khác màu nhau) cùng song hành. Không những đem lại cho chủ nhân về tài lộc, công danh, tranh “song mã” còn được xem như là một vật khí để bổ trợ cho phong thủy nhà ở, văn phòng, cửa hàng nhằm tránh tai họa, bệnh tật, sự sa sút trên con đường làm ăn, kinh doanh.

 

Chị Từ Thị Thu Thủy-chủ cơ sở tranh thêu tay Trâm Anh (26 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) chia sẻ: Thêu tranh ngựa đòi hỏi một sự kỳ công và tỉ mỉ rất lớn mới tạo ra được cái hồn cho bức tranh. Hơn nữa, căn cứ theo nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng, loại tranh này thường được thêu trên khổ lớn nên giá thành khá cao. Tại thị trường Gia Lai, trung bình, một bức tranh ngựa có giá thấp nhất là 950.000 đồng/bức, cao nhất là 3,5 - 4 triệu đồng/bức tùy theo kích thước, độ tinh xảo và phức tạp của nó.
 

Ngoài tranh thêu, tranh ngựa in trên giấy lụa hoặc khắc trên gỗ cũng được bày bán tại Phố núi. Tại góc đường Trần Hưng Đạo-Nguyễn Du (trước Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh), một không gian đồ trang trí Tết được bày biện với sắc đỏ chủ đạo khá bắt mắt. Bên cạnh các câu thơ, câu đối, băng rôn mừng Xuân, hoa giả… là các bức tranh lụa về bát ngựa đủ kích cỡ. Người bán mặt hàng này-chị Bạch Thị Châu Phương, cho hay, mọi năm vào dịp Tết, gia đình chị vẫn thường sản xuất tranh in lụa để bán. “Năm nay, chúng tôi dự tính in khoảng 50 bức để bán, trong đó phần lớn sẽ là tranh về ngựa thể theo con giáp của năm. Giá bán sẽ dao động từ 150.000 đồng đến 400.000 đồng/bức. Khách hàng cũng chuộng lắm, vừa dọn hàng ra 2 ngày tôi đã bán được 10 bức rồi”-chị Phương phấn khởi.
 

Tranh ngựa khắc gỗ được bày bán tập trung tại chợ hoa Xuân TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Thi
Tranh ngựa khắc gỗ được bày bán tập trung tại chợ hoa Xuân TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Thi

Cùng với đó, tranh “mã đáo thành công”, “song mã” cũng được các nghệ nhân khắc bằng bút lửa khá đẹp và tinh xảo trên mặt gỗ. Số này được bày bán nhiều trên đường Nguyễn Tất Thành, trong khuôn khổ chợ hoa Xuân Giáp Ngọ 2014. Mức giá trung bình mỗi bức từ 700.000 đồng đến 900.000 đồng.
 

Một bức “mã đáo thành công” tượng trưng cho sự may mắn, thuận buồm xuôi gió. Ảnh: Hồng Thi
Một bức “mã đáo thành công” tượng trưng cho sự may mắn, thuận buồm xuôi gió. Ảnh: Hồng Thi

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm