Mùa thơm trang sách mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chút gió se lạnh đang lượn lờ đâu đó cũng đủ dịch chuyển tháng 9 đang len lén ngó nghiêng dưới những tán lá xanh tươi. Dường như cánh cửa thời gian đang hé rộng đón thu sang. Thật nhẹ nhàng như không hề biết, thoáng lãng đãng như sương sớm nhưng cũng dễ cảm nhận. Một chút se se rồi sau đó là dịu mát chao ngang ban trưa, vời vợi mênh mang ban xế, lành lạnh mưa xuống khi chiều dần tắt. Đâu đó một cơn gió heo may, vài chiếc lá khẽ rơi chạm vào vai áo. Tín hiệu trỏ lối ấy người bình thường sẽ ít khi để ý, nhưng cô là một nhà giáo và cô biết khi mùa sang, lễ khai giảng sắp đến cũng là lúc mùa thơm những trang sách mới.
Từ sáng sớm, khi thành phố còn chìm trong biển mây mù của những đợt mưa vương vương, gió nhuốm lạnh, len lỏi vào tận góc nhỏ của căn phòng, cô đã giật mình trở dậy trong tâm trạng háo hức đợi chờ. Sân trường ướt lẹp nhẹp nhưng có một điều gì đó thật dịu dàng len nhẹ vào trái tim cô. Một năm học mới sắp đến, cảm xúc vẫn tươi mới khi được đứng trên bục giảng, trái tim ngân lên những nhịp đập để rồi từ đó gieo vào các em học sinh những điều tử tế và niềm hy vọng. Thêm một năm nữa, tuổi đời già hơn, tuổi nghề cũng chẳng còn trẻ nữa, nhưng đâu đó, niềm hân hoan rộn ràng vẫn luôn tươi mới trong cô cùng các đồng nghiệp.  
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nếu kể ra thì có đến trăm ngàn lý do để mà yêu mà thương mà nhớ. Cô yêu cái không khí long trọng, trang nghiêm nhưng cũng đầy ấm áp thân thương của buổi tựu trường. Yêu tiếng trống khai trường vang từng tiếng tùng tùng đĩnh đạc, trầm hùng. Mến từng khuôn mặt đồng nghiệp đã bao lâu cùng chia những trăn trở với bài giảng để làm sao các em được làm quen với phương pháp học tập mới. Đương nhiên, nhớ nhất vẫn là những đứa học trò, những khuôn mặt trẻ thơ cũ có, mới có đang lũ lượt xếp hàng đùa vui, chuyện trò.
Nhìn toàn cảnh sân trường, căng ngực mà hít thở, thu trọn vào buồng phổi hương đất trời, hương hoa lá cỏ cây đang bàng bạc dưới những hàng cây long não. Còn nữa, gắng “thâu tóm” bằng mọi giác quan cái không khí rộn ràng, náo nức, hân hoan khi từng tốp học trò lũ lượt bước qua cổng trường đang mở toang hết cánh. Ban đầu còn lác đác. Sau đó càng lúc càng đông. Không khó để nhận ra những tốp học trò đầu cấp rụt rè bỡ ngỡ bên phong thái bạo dạn, tự tin của các anh chị đã nhiều năm quen trường quen lớp. Phía xa góc trước phòng Ban Giám hiệu là cảnh các đồng nghiệp gặp nhau tay bắt mặt mừng. Hôm nay trông ai cũng rạng rỡ, trẻ trung ra. Và cô thầm nhủ: “Sau cánh cửa trường luôn luôn là một thế giới diệu kỳ”. 
Đặc biệt, đây là năm đầu tiên các trường tổ chức “lễ khai giảng không bóng bay”. Đây sẽ là hành động khơi dậy ý thức và trách nhiệm của nhiều học sinh, trước hết là giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay trong lớp học, trường học và nơi các em đang sinh sống, bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực mỗi ngày. “Đánh thức” cả những người lớn để từ đó trường học sẽ là môi trường thân thiện và phát triển bền vững. 
Cùng cảm xúc rộn ràng, xao xuyến của ngày khai trường, cô lại thầm cảm ơn, nghiêng mình trân trọng trước tấm lòng, nhiệt huyết của những thầy-cô giáo đang công tác ở vùng khó khăn. Sự cộng hưởng để vượt qua muôn vàn gian nan thử thách của cả thầy và trò ở những nơi này thật đáng trân trọng biết bao. Có rất nhiều câu chuyện xúc động về những buổi lễ khai giảng tận các điểm trường ở các thôn, làng trong thời tiết mưa gió, nhưng ở đó vẫn hào sảng vang lên bài Quốc ca giữa âm vang rừng núi. Hạnh phúc chỉ cần có thế. Nghề giáo chưa bao giờ hết cao quý và vẫn mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Thu sau, thu sau rồi thu sau sau nữa, mùa nối tiếp mùa, với cô, đó là mùa để bày tỏ yêu thương, mùa của tri ân, của những khởi đầu mới với những điều rất đỗi thân thương. Bất chợt, nhìn lá cờ đỏ tung bay giữa sân trường trong những ngày tháng chín, cô thấy nghèn nghẹn trong lồng ngực…
 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.