Mùa hoa giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không rực rỡ như hoa phượng, không kiêu sa như hoa hồng, hoa giấy cứ giản dị và tinh khôi trong cái nắng của mùa khô, như một cô gái đã ngoài ba mươi, chín chắn, mặn mà, đằm thắm và sâu sắc.
Sáng nay, bước ra sân, tôi chợt ngẩn ngơ trước cây hoa giấy trồng trước cổng. Mới hôm nào cây vẫn còn lá xanh um, chỉ có lác đác vài bông, vậy mà hôm nay đã trải kín thành một cổng hoa rực rỡ.
Tây Nguyên đang là mùa của nắng. Trên con đường đi làm mỗi ngày, tôi bắt gặp những vòm hoa giấy nằm rải rác ở các con đường, trên ban công… rực rỡ, hân hoan cùng nắng.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Hoa giấy nhỏ, cánh mỏng, mỗi bông có 3 cánh xếp chụm bao bọc ba ống hoa dài phía trong, đỉnh ống nở xòe nhỏ xinh màu trắng. Những bông hoa đan vào nhau như anh em trong một nhà, bảo vệ gia đình mình nơi mà bố mẹ làm nhụy. Cũng chính cách nở hoa như vậy mà hoa giấy có ý nghĩa gắn kết, thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc, khăng khít.

Mùa hoa, tôi thường cho con chơi trước sân và nói với con về loài cây này. Nhìn con chạy lon ton dưới gốc cây, nhặt những bông hoa rụng dưới gốc rồi chạy lại thỏ thẻ: “Con tặng mẹ nè!”, tôi lại nhớ về tuổi thơ của mình. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi thường nhặt những bông hoa rụng để về nhà chơi đồ hàng, cài lên tóc, làm vòng hoa đội đầu, có đứa còn ép hoa vào trang vở để tặng bạn…
Ở quê tôi, hầu như nhà nào cũng có một giàn hoa giấy trước sân. Bởi hoa giấy là loài cây leo thân gỗ, rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc, thân lại có gai nên thường được trồng ở bờ rào để chống trộm, vừa có hoa rất đẹp để ngắm.
Những chùm hoa giấy thoảng rơi ngoài hiên, khi cơn gió đi qua thành một thảm hoa trên mặt đất, đối lập với thảm hoa trên bầu trời xanh, tạo thành một không gian rất lãng mạn. Sáng sớm ngồi trước hiên nhà, bên ly trà nóng và lặng ngắm những chùm hoa giấy, vẻ đẹp mong manh, nhẹ nhàng của hoa giấy khiến lòng ta luôn cảm giác bình yên đến lạ, mà đôi khi cuộc đời chỉ cần có những lúc bình yên như vậy.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...