Mùa cất giấu những ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gió lạnh mùa Đông Bắc tràn vào nhà qua những khung cửa sổ khép hờ. Gió ào ạt trên đường, lạnh buốt từng góc phố, lối đi.

Buổi sáng ngủ dậy, đặt chân xuống đất, nghe gió thốc trên mặt, trên tóc, lạnh buốt mặt, ước gì có thể trở lại giường thật nhanh để cuộn tròn trong chăn như một chú mèo lười biếng.

Những buổi sáng mùa đông nghe tiếng mưa rơi trong không gian đặc quánh mùi khói xe, thật sự chỉ muốn trốn khỏi thành phố.

Nhưng rồi chỉ một lúc thôi, khi đã quen với cái lạnh, đôi khi đến thấu xương, bạn sẽ dần thấy yêu mùa đông này. Không ồn ào, nóng nảy như mùa hạ, cũng không hanh hao ngày sang thu, mùa đông Hà Nội để lại những ký ức tình tứ, buồn nhưng đẹp. Nó sẽ làm bạn nhớ những buổi chiều hai đứa đi ngược chiều gió sà vào quán ốc ven đường, chỉ cần ngửi mùi lá chanh, gừng, ớt, quyện vào nhau đã thấy lòng mình ấm lại. Bạn sẽ không thể nào quên những phút giây ngồi trong quán cà phê rợp bóng cây trên đường Phan Đình Phùng, chỉ cần nhìn nhau, bất chấp ngoài kia lạnh gió thế nào, đã thấy cả một trời hạnh phúc.

Tôi có một người bạn từ vùng núi xuống thành phố làm việc. Mỗi lần nhìn thấy tôi co ro trong chiếc áo dày, anh lại cười, nheo mắt giễu cợt người như tôi mà lên núi chả đáng một xu. Anh bảo tôi thay vì co ro, sao không nghĩ về những điều tích cực mà thời tiết khắc nghiệt có thể đem lại? Sao không thấy giá trị của bát phở ấm nóng mỗi sớm mai? Nếu không có những ngày rét đến thấu xương, làm sao biết được nó ngon thế nào, làm sao biết quý trọng những ngày bình yên nắng ấm? Làm sao biết những đứa trẻ miền núi đang phải chịu đựng những gì và mình phải nỗ lực ra sao để giúp đỡ chúng?

Anh bảo, sau rất nhiều thời gian đã hiểu ra rằng để sống hạnh phúc, hãy luôn nhìn vào những điều tích cực. Thay vì kêu ca, biết chấp nhận mọi thứ xung quanh mình. Cho nên, với anh, dù mùa đông có khắc nghiệt đến thế nào thì vẫn là một mùa đầy những cảm xúc. Là mùa mà vì cần hơi ấm của người đi bên cạnh, anh đã có được một người đồng hành quá đỗi yêu thương.

Thế nên, hãy trân trọng những phút giây bình yên. Trân trọng những buổi tối ấm cúng cả nhà sum vầy bên mâm cơm nóng hổi. Trân trọng những cái nắm tay trong buổi chiều giá lạnh, những khoảnh khắc dường như thời gian trôi chậm hơn trên phố vắng bóng người.

Mùa đông là mùa cất giấu những ký ức, làm người ta nhớ hơn về quá khứ, những kỷ niệm đẹp và dễ dàng buông bỏ những phiền muộn ra khỏi mình.

Bây giờ là tháng mười hai. Tháng của những ngọt ngào, tình tứ.

Theo Phong Dao (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.