Mùa cá đồng ở miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước lũ lên cao cũng là lúc mùa cá đồng bắt đầu. Với người miền Tây, mùa cá đồng đã trở thành ký ức về vùng đất trù phú, sản vật dồi dào.

Hiện nay, con cá đồng vẫn mang lại cuộc sống cho những ai theo nghề câu lưới dù không còn phong phú như xưa.

 

Bủa lưới mùa nước nổi.
Bủa lưới mùa nước nổi.

Đưa mắt nhìn về cánh đồng giáp biên xã Vĩnh Tế (TP. Châu Đốc, An Giang) đang mênh mông mùa nước, ông Nguyễn Văn Y có vẻ hài lòng. Với dân câu lưới "cố cựu" như ông, con nước năm nay hứa hẹn sẽ cho mùa cá khá hơn. "Tính ra cũng 4 - 5 năm nay mùa lũ không như ý muốn nên dân câu lưới cũng sụt giảm nguồn thu. Năm nay, nước lên sớm và nhanh nên mới tháng 6 (âm lịch) là tôi đã có đồng ra, đồng vô từ con cá đồng. Với tui và nhiều người dân lao động ở xã Vĩnh Tế này, mùa cá đồng cũng là mùa mưu sinh" - ông Y chia sẻ.

Trong ánh mắt xa xăm của "lão ngư phủ" này ánh lên nỗi nhớ miên man về những mùa lũ xưa, khi "mẹ thiên nhiên" còn hào phóng. Đó cũng là lúc khoang xuồng của ông Y đầy ắp cá sau mỗi chuyến bủa lưới xuyên đêm. "Hồi trước, cánh đồng dọc biên giới này nhiều cá lắm. Chịu khó bủa chừng 10 tay lưới có thể kiếm vài chục ký cá đủ loại như chơi. Thời điểm đó, tui vừa bủa xong đầu này thì đầu kia đã có cảm giác cá dính lưới rồi. Chừng 2 giờ sáng, tui cuốn lưới về đợi mờ trời ra cân cho bạn hàng ở chợ Tha La. Hồi đó, cá linh được tính bằng giạ, chứ mấy ai cân ký như bây giờ" - ông Y kể.

Theo ông Y, mùa lũ năm nay có một nghịch lý là con cá linh không nhiều như mong đợi. Ngược lại, những loài cá ngon như: Cá lóc, cá lăng hay cá tra phèo (cá tra tự nhiên) thì số lượng nhiều hơn. Hiện tại, cá lóc đồng được bạn hàng cân với mức 120.000 đồng/kg, riêng cá lóc bóc (cỡ ngón chân cái) thì được mua với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Cá lăng 80.000 đồng/kg, đối với những loại "cá hiếm" như cá kết thì giá có thể đến 150.000 đồng/kg.

Ông Trịnh Văn Thùy, người dân xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú) đã gắn bó với nghề đặt lọp cá lóc hơn 30 năm. Mùa nước năm nào ông Thùy cũng chống xuồng men theo mấy tuyến kênh ở xã Thạnh Mỹ Tây và một số huyện lân cận để đặt lọp cá lóc. Năm nay, ông Thùy lặn lội đến kênh Trà Sư (Tịnh Biên) để đón mùa cá đồng vốn được trông chờ sẽ bội thu hơn. Ông thật tình: "Năm trước nước ít quá nên tui không lên đến đây. Mùa này nước cao hơn nên mình ráng chống chèo để kiếm thêm thu nhập. Với 50 cái lọp, mỗi ngày tôi kiếm được 2-3kg cá lóc đủ cỡ, mang ra chợ bán xô cho bạn hàng với giá 80.000 đồng/kg. Nếu bỏ sở hụi, tui vẫn kiếm được gần 200.000 đồng/ngày". Đó là những ngày cá vô lọp, có hôm ông Thùy chống xuồng đi rồi chống xuồng về với vài ba con cá lèo tèo trong khoang. Ông nói vui rằng, những ngày như thế sẽ không thèm mang cá đi bán mà để dành nướng "ăn chơi".

 

Ông Thùy đặt lọp cá lóc.
Ông Thùy đặt lọp cá lóc.

Dù con cá đồng chẳng còn dồi dào nhưng trong thực đơn của người miền Tây vẫn xuất hiện những món ngon mùa lũ. Hiện nay, cá linh non đã có mặt trên nhiều bàn tiệc từ nhà hàng sang trọng cho đến gian bếp bình dân. Nếu "sang" một chút, người ta có thể thưởng thức lẩu cá lăng hay cá chạch kho nghệ… Với những người con xa xứ, mùi vị cá đồng mang họ về với tuổi thơ bên nồi canh bông súng những chiều mưa lũ. Vẫn chỉ là những món bình dân nhưng con cá đồng đã trở thành đặc sản của An Giang mỗi khi nước lũ mang theo phù sa tưới mát bờ bãi mênh mông.

Hiện nay, mùa cá đồng chỉ mới bắt đầu. Vì vậy, những người như ông Y, ông Thùy vẫn tiếp tục hy vọng vào sự hào phóng của mùa nước năm nay. "Dù chỉ mới đầu mùa cá nhưng tôi rất mừng vì nguồn thu đã khá hơn so với cùng thời điểm này năm trước. Vẫn còn con nước tháng 8, tháng 9 (âm lịch), cá vô đồng sẽ mau lớn nên dân câu lưới cũng được nhờ. Chỉ mong năm nay "trời thương" cho tui kiếm được khá hơn, bù lại mấy năm trước mất mùa cá đồng, cuộc sống rất khó khăn" - ông Y chia sẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm nước rút khỏi đồng thì nguồn cá sẽ dồi dào hơn bởi chúng sẽ đổ ra sông lớn. Khi đó, các chợ sẽ xuất hiện đủ mặt cá đồng chứ không chỉ lác đác vài loại như hiện nay.

Dù dòng nước sông Cửu Long đã không còn hào phóng nhưng đặc sản cá đồng mùa lũ vẫn còn xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Mong rằng, mùa cá đồng vẫn sẽ tiếp tục nối dài trong nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các cấp, các ngành để thế hệ mai sau còn có dịp nhớ về nồi mắm kho mùa lũ và vị ngọt chân quê với bông điên điển vào mùa!

Thanh Tiến/nld

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.