Mùa bắp nhớ thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Còn gì vui hơn khi trong những ngày trời mưa dai dẳng, được cuộn mình trong chăn ấm mà thưởng thức đôi ba trái bắp luộc dẻo thơm. 
Sau mấy cơn mưa đầu mùa, ba mẹ tôi lại dọn cỏ mảnh vườn để chuẩn bị trồng bắp. Khoảng đất tơi xốp, nâu đỏ mỡ màng, chỉ cần bập nhát cuốc xuống là có thể tra hạt bắp, rồi hất nhẹ lớp đất phủ lên. Vất vả nhất là làm rào chắn vì đàn gà rủ nhau vào bới hạt.
Vài tuần sau, những cây bắp non cứ thế xanh mơn man, đều chằn chặn, Rồi như một thoáng chớp mắt, bắp đã trổ cờ, những cái nách lá bắp đầu phình lên đợi chờ thành quả với đám râu bắp vàng xanh lún phún.
Nhìn vườn bắp, tôi lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ. Ngày ấy, khi bắp vào mùa thu hoạch, đám con gái chúng tôi trưa nào trốn cha mẹ chạy ra vườn để chơi trò tết tóc cho búp bê. Búp bê là những trái bắp vừa tầm với, thường ở nách lá thứ ba thứ tư tính từ dưới gốc lên, mái tóc chính là đám râu bắp mềm mát rượi.
Sau nhiều lần bị cha mẹ phát hiện, mắng tơi bời, chúng tôi đã biết chọn những quả lép hạt để chơi. Với những quả bị tách bỏ sớm thì chúng tôi đem về, quấn lên bao nhiêu vải vụn làm váy áo, rồi cột tóc, tết tóc, đưa lên võng chơi trò ru em.
Rồi bắp vào mùa. Chỉ cần bước chân vào ngõ là đã nghe thoang thoảng mùi bắp luộc, cái mùi thơm dịu dàng gánh trọn hương đồng quê yên ả. Còn gì vui hơn khi trong những ngày trời mưa dai dẳng, được cuộn mình trong chăn ấm mà thưởng thức đôi ba trái bắp luộc dẻo thơm.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Nhưng thú vị hơn cả với đám nhỏ là bắp nướng. Những đêm trăng sáng, cả xóm lại rộn ràng nhóm lửa, những quả bắp còn để nguyên râu, nguyên vỏ được cho thẳng vào bếp, mặc lửa cuốn, chỉ cần lấy cây đẩy, trở cho cháy sém gần hết lớp vỏ bao ở ngoài là được.
Bắp được kéo ra. Các bàn tay nôn nóng thò ngay vào mà bóc vỏ, thổi lớp than bụi lem luốc, rồi đổi quả bắp từ tay này sang tay kia cho đỡ nóng. Thoáng chốc đã nghe quanh mình một mùi thơm dịu ngọt. 
Đã bao mùa bắp trôi qua. Chị em chúng tôi khôn lớn, trưởng thành từ khu vườn bắp nhỏ xinh của gia đình. Ba mẹ tôi nay đã lớn tuổi, kinh tế cũng có phần dư dả nhưng vẫn giữ lại khoảnh vườn để mỗi năm, khi chớm mùa mưa lại chuẩn bị hạt giống, cặm cụi cuốc đất trồng bắp. Với tôi, khi mùa mưa đến là một mùa bắp đong đầy nhớ thương.
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.