Một chuyến tuần rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường chặt chẽ quy chế phối hợp giữa các bên liên quan, công tác quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản ở khu vực vùng giáp ranh của huyện Bảo Lâm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng đi tuần tra vùng rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông tại khu vực Thủy điện Đồng Nai 5.
Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng đi tuần tra vùng rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông tại khu vực Thủy điện Đồng Nai 5.

Vào một ngày trung tuần tháng 4, theo chân kiểm lâm viên thuộc Chi cục Kiểm lâm huyện Bảo Lâm và đơn vị chủ rừng là Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc (viết tắt là Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc), chúng tôi có dịp tuần tra cùng các anh trên tuyến đường rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận - nơi tiếp giáp với địa bàn xã Lộc Bắc.
 
Nơi tổ phối hợp tuần tra rừng lần này là những cung đường nóng về nạn khai thác gỗ trái phép trước đây. Vừa dẫn chúng tôi men theo tuyến đường rừng, chỉ tay vào khoảng đất trống, ông Nguyễn Văn Tuyên - Cụm trưởng Cụm Kiểm lâm Lộc Bắc - Lộc Bảo thuộc Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm kể về vụ phá rừng lớn ở vùng giáp ranh cạnh khu vực Thủy điện Đồng Nai 5 xảy ra vào tháng 7/2016 và một số vụ việc nóng khác.
 
Ông Tuyên cho hay: Con đường đi tuần bằng đường thủy là lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 5, Đồng Nai 4 của xã Lộc Bắc - Lộc Bảo giáp ranh với hai huyện Ðắk Glong và Ðắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông), kể cả đường bộ dài gần 80 km. Chỉ riêng đi tuần dưới lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 5 và trở lại điểm xuất phát cũng dài gần 20 km. Đây cũng được coi là một trong những tuyến đường rừng giáp ranh với tỉnh bạn dài nhất nhì trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
 
Trên cùng tuyến đi, một cán bộ Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc, đơn vị chủ rừng chia sẻ về công việc của những người nhận khoán, tuần tra bảo vệ rừng: Do vùng rừng giáp ranh kéo dài, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, nằm xa trung tâm huyện Bảo Lâm (khu vực xa nhất gần 100 km), xã Lộc Bắc - Lộc Bảo gần 50 km, cộng với diện tích rừng tự nhiên giáp ranh phía Lâm Đồng nhiều hơn hẳn so với tỉnh Đắk Nông nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất định.
 
Nhằm khắc phục những điểm nóng phá rừng, các vụ vi phạm lâm luật vùng giáp ranh, thời gian qua, đơn vị chủ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện đã đề ra các giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ diện tích rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng; đồng thời đấu tranh, kiên quyết xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật và giải tỏa đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng.

 

Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng chuẩn bị đi tuần tra vùng rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông tại khu vực Thủy điện Đồng Nai 5 bằng xuồng cao tốc
Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng chuẩn bị đi tuần tra vùng rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông tại khu vực Thủy điện Đồng Nai 5 bằng xuồng cao tốc

 
Theo Hạt Kiểm lâm huyện, diện tích rừng của huyện Bảo Lâm hiện giáp ranh nội tỉnh: TP Bảo Lộc, huyện Di Linh, Cát Tiên, Ðạ Tẻh, Ðạ Huoai kéo dài gần 300 km và các huyện ngoại tỉnh: Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận, dài gần 15 km), Ðắk Glong, Ðắk R’Lấp (tỉnh Ðắk Nông, dài gần 80 km).
 
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nay được UBND tỉnh giao cho 3 chủ rừng là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cộng đồng dân cư, gia đình và 52 tổ chức, doanh nghiệp tư nhân quản lý. Cùng với việc phân công trách nhiệm cụ thể, từ giai đoạn 2008 - 2015, Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.
 
Năm 2013, UBND huyện Bảo Lâm đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp với các huyện của tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận. Năm 2014, huyện ký kết Quy chế phối hợp với các huyện, thành trong tỉnh. Riêng Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm, đây là lực lượng bảo vệ rừng giáp ranh và là đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện ngoài ký kết bảo vệ vùng rừng giáp ranh với các huyện, đơn vị cũng vừa tiến hành ký kết với Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Lấp, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 với nội dung cốt lõi của quy chế phối hợp vùng giáp ranh là để các đơn vị bảo vệ rừng hai bên có cơ chế trao đổi thông tin; tổ chức kiểm tra, truy quét; tổ chức giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp và hỗ trợ, phối hợp xác minh các đối tượng vi phạm một cách chủ động, kịp thời,... nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại vùng giáp ranh.
 
Theo báo cáo về tình hình vi phạm lâm nghiệp trong quý I/2021, trên địa bàn có 14 vụ vi phạm. Trong đó, số vụ xác định được đối tượng 6 vụ, còn lại 8 vụ không xác định được đối tượng vi phạm và so với cùng kỳ năm 2020 giảm 5 vụ, giảm 26%. Riêng diện tích rừng bị thiệt hại giảm 67%. So với các năm trước đây, số vụ vi phạm, mức độ vi phạm đã giảm mạnh. Đáng chú ý là số vụ vi phạm vùng giáp ranh chỉ chiếm gần 20% số vụ vi phạm. Theo đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn tồn tại, hạn chế, cụ thể như số vụ vi phạm không xác định được đối tượng vi phạm còn cao, chiếm 57%. Diện tích rừng thiệt hại giảm nhưng số lượng cây trồng bị thiệt hại lớn (252 cây thông 3 lá bị tác động, 900 cây thông con bị nhổ), đồng thời công tác cưỡng chế, giải tỏa cây trồng bị chậm,...
 
Bên cạnh làm tốt công tác phối hợp bảo vệ và quản lý vùng rừng giáp ranh tại huyện Bảo Lâm, các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn khi diện tích bảo vệ rừng giáp ranh còn lớn, xa khu trung tâm, đường sá đi lại khó khăn, trong khi lực lượng cán bộ kiểm lâm thiếu hụt, nhân viên bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng không đủ người để canh gác liên tục, không được sử dụng một số công cụ hỗ trợ,... Đây đều là những nguyên nhân khách quan khiến lâm tặc có “cơ hội” xâm hại đến rừng và săn bắt động vật hoang dã vùng giáp ranh.
 
Theo Hạt Kiểm lâm huyện, thời gian qua, công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản ở khu vực vùng giáp ranh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng tại vùng giáp ranh đã giảm. Tuy nhiên, Hạt kiểm lâm huyện vẫn luôn đôn đốc, nhắc nhở các địa phương trong vùng giáp ranh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản đến cộng đồng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, cơ sở cần sớm có những giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, từ đó chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập nhằm hạn chế tình trạng phá, lấn chiếm đất rừng. Qua đó, ngăn chặn kịp thời nạn chảy máu rừng giáp ranh.


 
http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/202105/mot-chuyen-tuan-rung-3054824/

Theo THÂN THU HIỀN (baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.