Mỏi mòn bên thủy điện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đau đầu là, hầu như trong các cuộc họp như tiếp xúc cử tri, đối thoại nào, bà con cũng chủ yếu nói đến tiền đền bù thủy điện Đăk Đrinh.
 
Dãy nhà đẹp tái định cư làng Xô Luông nhưng vắng thưa người ở. ẢNH: PHẠM ANH
Tháng 7.2013, cả trăm hộ dân nằm trong vùng dự án thủy điện Đăk Đrinh, xã Đăk Nên, H.Kon Plông (Kon Tum) hối hả di dời khỏi làng, vì dự án thủy điện bắt đầu tích nước. 6 năm sau, đời sống của họ vẫn thiếu thốn, không ổn định và nghèo như bây giờ.
Làng đẹp thưa người
Đề nghị giải quyết dứt điểm

Ngày 21.6.2018, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia VN và Tổng công ty dầu khí VN,Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh. Sau đó, Tổng công ty dầu khí VN, Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh cam kết đến ngày 20.10.2018, sẽ chuyển tiền bồi thường và hỗ trợ đối với các hạng mục cấp bách nhất cho chính quyền H.Kon Plông hơn 57,4 tỉ đồng. Tuy nhiên đến ngày 19.10.2018, Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh chỉ chuyển tiền cho UBND H.Kon Plông hơn 16,7 tỉ đồng, còn lại 40,6 tỉ đồng đến nay chưa thấy gì


Khu tái định cư làng Xô Luông trông đẹp mắt. Hàng chục ngôi nhà xây cùng một kiểu: nhà sàn bê tông, màu sơn, mái ngói, hình chữ nhật… xếp thành từng dãy. Trước làng là ngọn núi xanh thẳm, phủ bóng khi chiều xuống.
Thế nhưng khi đi đến tận nơi, chúng tôi mới thấy làng yên ắng lạ thường, dù hàng loạt ngôi nhà đang cửa mở. Gió từng cơn từ núi thổi qua, nghe tiếng cửa kêu ken két, âm khua buồn tênh. Nhiều căn nhà, bậc tam cấp đã gãy nát. Bên trong phòng chất củi, hệ thống điện, vách nhà thì hư hỏng, xuống cấp, trông rất đìu hiu. Xung quanh những căn nhà này, cây cỏ hoang dại mọc lên um tùm. Hàng loạt ngôi nhà đẹp này đã không có người ở lâu nay rồi.
Loay hoay một hồi, chúng tôi cũng thấy căn nhà có người ở. Họ ở nhà sàn phía sau nhà bê tông, có bếp lửa, cây cột thiêng và đây mới là nơi người Hrê ăn ở hằng ngày, như phong tục lâu đời của họ. Đó là gia đình vợ chồng anh Đinh Văn Tối (31 tuổi) làm công an viên xã Đăk Nên và vợ là Y Rít (29 tuổi), tổ trưởng phụ nữ làng tái định cư Xô Luông cùng hai con là Đinh Thị Bốn (9 tuổi) và Đinh Văn Quý (5 tuổi).
Hỏi sao làng vắng người, anh Tối lắc đầu cho biết, ở đây khổ lắm, không có đất, ruộng để làm ăn, nên người làng lần lượt về làng cũ, hoặc kiếm nơi khác ở. "Năm 2013 vào đây, làng có 57 hộ, thì 11 hộ không nhận nhà ở, còn lại bỏ làng đi, hiện chỉ có 9 hộ ở đây", anh Tối nói. Theo lời anh Tối, họ sống chủ yếu nhờ vào gần 1,3 triệu đồng phụ cấp của 2 vợ chồng và đi làm thuê làm mướn để kiếm thêm tiền nuôi con. Những hộ khác còn lại chủ yếu làm thuê để sống.
Rồi anh Tối dẫn chúng tôi ra mấy bồn nước 2.000 lít của nhà mình và những gia đình xung quanh, vặn đến trẹo tay nhưng không có giọt nước nào chảy ra. Anh Tối giải thích: Đây là hệ thống nước tự chảy, nhưng chỉ chảy được 2 - 3 tháng đầu, sau đó nước chảy đâu không biết.
Chị Y Rít thì bảo, do không có nước tại chỗ, nên mỗi lần đi làm về, chị phải cõng can 30 lít ra chỗ giọt nước (điểm lấy nước chung của cả làng, dẫn từ suối về), về tắm cho con và nấu ăn. Tắm rửa và giặt đồ chủ yếu ở ngoài sông, suối. Nhiều năm rồi, chị cứ lầm lũi như thế, giờ đôi chân quen đường, đôi vai hết chỗ mòn rồi, nhưng cuộc sống thì vẫn như cũ: không rẫy, không ruộng.
 
Hệ thống nước tự chảy ở khu tái định cư không có nước
Hôm ở khu tái định cư làng Xô Luông, chúng tôi gặp chị Y Đô (29 tuổi). Đô nói mình đang ở khu tái định cư làng Vương sang làng này chơi. Nghe chúng tôi hỏi chuyện, Đô thở dài thườn thượt, kể: làng Vương cũng không có đất sản xuất như làng Xô Luông, nhiều hộ cũng rời làng đi. Có điều buồn nhất là đàn ông trong làng cứ lần lượt chết. Đến nay đã mười mấy người. Những nhà có người chết, vợ và con sợ lắm không dám ở nhà mình, mà đến nhà khác ở nhờ.
Thấy chúng tôi bán tín bán nghi, anh Tối khẳng định chuyện đó là có và nói rằng người bản địa gọi đó là làng không đàn ông. Anh Tối còn thống kê ra từng trường hợp cụ thể chết như thế nào, trong đó chết do ăn lá ngón, do buồn bực treo cổ hoặc đánh nhau rồi chết.
Chiều hôm đó, anh Trần Văn Sơn, cán bộ Văn phòng UBND xã Đăk Nên, và một lãnh đạo Đảng ủy xã này, cho biết việc nhiều đàn ông làng Vương tử vong là có thật. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải là yếu tố tâm linh dị đoan, mà là đàn ông uống rượu nhiều nên bị bệnh tật mà chết. Một đồng nghiệp đi cùng cứ tự hỏi, có phải rảnh quá, không có việc làm, đàn ông làng ấy mới tìm đến rượu, uống cho… bớt khỏe, rồi xảy ra bi kịch đáng tiếc?
5 năm chờ tiền đền bù
Rời làng Xô Luông, chúng tôi cứ băn khoăn: vì sao từ năm 2013 vào khu tái định cư, nhưng đến nay hàng trăm hộ dân làng này vẫn chưa có đất canh tác? Đến khi về làng Tu Rét, xã Đăk Nên, gặp cán bộ và dân ở đây, câu chuyện mới rõ ràng hơn một chút.
Ông A Rum, Trưởng làng Tu Rét, dẫn chúng tôi ra khu đất đồi rộng chừng trăm héc ta, đã trồng keo xanh rì, cho biết đây là đất của làng Tu Rét. Năm 2013, đất này chính quyền thu hồi để hỗ trợ đất sản xuất cho dân tái định cư làng Vương và làng Xô Luông; dự án thủy điện Đăk Đrinh chịu trách nhiệm đền tiền bồi thường đất này cho làng Tu Rét.
"Nói vậy nhưng từ năm 2013 đến bây giờ, dân làng Tu Rét vẫn chưa nhận tiền đền bù đất. Mới đây, dân làng đành phải lấy lại để sản xuất, kiếm miếng cơm manh áo", A Rum nói rồi phân bua: Thật ra, dân làng Tu Rét cũng thông cảm cho làng Xô Luông và làng Vương, nên nghe theo vận động của chính quyền, vài năm trước đã không lấy đất lại. Nhưng đến hôm nay, đợi chờ "ông thủy điện Đăk Đrinh" mỏi mòn rồi, đến khi đợi hết được nữa, thì họ lấy đất lại để sản xuất.
Anh Đinh Văn Bôn, ở làng Tu Rét, cho biết có khoảng 70% đất ở làng bị thu hồi để giao cho 2 thôn Xô Luông và Vương tái định cư, có đất sản xuất. Gia đình anh Bôn trước đây có đất, ruộng, rẫy đủ để sống hằng năm. Năm 2013 và 2014 bị thu hồi đất, rẫy, gia đình thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn, đảo lộn. Một mình anh Bôn quần quật nuôi vợ và 2 con, cứ ai kêu làm gì là đi, để kiếm gạo, thức ăn đắp đổi qua ngày. Anh Bôn và dân làng Tu Rét trông chờ tiền đền bù của thủy điện Đăk Đrinh để tìm hướng mưu sinh khác, nhưng 5 năm rồi, thủy điện Đăk Đrinh cứ hứa mà không thấy tiền đâu.
Còn già làng A Tăng, kiêm Bí thư Chi bộ làng Tu Rét, thì lắc đầu ngao ngán: Tiền đền bù đất cứ hứa miết mấy năm nay, bà con bức xúc đến hỏi già làng. Chúng tôi tác động các ngành chức năng từ huyện, tỉnh, nhưng chưa giải quyết được gì.
Hứa đến bao giờ ?
Ông Ka Ngọc Nguyên, Phó chủ tịch UBND xã Đăk Nên, cho biết hiện Công ty CP thủy điện Đăk Đrinh (Tổng công ty điện lực dầu khí VN) là chủ dự án, vẫn còn nợ dân bị ảnh hưởng dự án thủy điện ở đây trên 40 tỉ đồng. Đây là tiền bồi thường việc thu hồi 200 ha đất nương rẫy của gần 200 hộ dân/900 khẩu. Ngoài ra còn bồi thường về diện tích đất mở các tuyến đường đến các khu sản xuất; đường vận hành công trình thủy điện; đất tái định canh cho người dân…
Ông Nguyên cho biết, liên quan đến đất đền bù thủy điện Đăk Đrinh, Đảng ủy xã đã giao cho các đảng ủy viên phụ trách đến các thôn nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tuyên truyền cho bà con an tâm sản xuất. Đau đầu là, hầu như trong các cuộc họp như tiếp xúc cử tri, đối thoại nào, bà con cũng chủ yếu nói đến tiền đền bù thủy điện Đăk Đrinh. Xã đã có nhiều văn bản ý kiến lên huyện, huyện thì làm việc với tỉnh và tỉnh đã làm việc với thủy điện Đăk Đrinh. Nhưng đến nay thủy điện này vẫn chưa trả tiền đền bù đất cho dân nên bà con gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều hộ đã quay về sống nơi cũ, lại nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao, đe dọa tính mạng và tài sản vào mùa mưa bão.
Trong khi đó, ông Trương Văn Minh, Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường, Phó ban Quản lý di dân H.Kon Plông (Kon Tum), cho biết thủy điện đã phát điện rất lâu rồi, nhưng sau 5 năm rồi đền bù cho dân chưa xong.
Phan Anh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.