Mô hình điểm thức ăn đường phố ở Đak Đoa: Hiệu quả bước đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhằm giúp các hộ kinh doanh thức ăn đường phố nâng cao ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình điểm thức ăn đường phố tại khu vực thị trấn. Bước đầu, mô hình đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cơ sở kinh doanh.
Ông Phan Ngọc-Trưởng khoa Vệ sinh-An toàn thực phẩm (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa) cho biết: Trên địa bàn thị trấn Đak Đoa có 32 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Phần lớn là tiệm bánh mì, xôi, nước giải khát, đồ ăn vặt… được bày bán tại khu vực chợ, trước cổng trường học, khu vực giao lộ đông người qua lại.
“Trên thực tế, có khá nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vẫn chưa hiểu rõ và chưa thực hiện đúng các quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nâng cao ý thức cho các hộ kinh doanh, Trung tâm Y tế huyện đã triển khai thực hiện mô hình điểm cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại thị trấn Đak Đoa”-ông Ngọc nói.
Sau khi thống kê, rà soát, Trung tâm Y tế huyện đã chọn 25 hộ kinh doanh tham gia mô hình. Đây là các cơ sở kinh doanh thức ăn, đồ uống được bày bán cố định có sử dụng một phần hoặc toàn bộ lề đường, trên đường phố hoặc những nơi công cộng.
Ngày 31-7, Trung tâm Y tế huyện mở lớp tập huấn kiến thức về Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản có liên quan cho đại diện các hộ kinh doanh tham gia mô hình. Cùng với đó, các cơ sở cam kết thực hiện lựa chọn địa điểm kinh doanh cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; thức ăn, đồ uống được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện, máy móc phục vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Nguyên liệu để chế biến phải đảm bảo an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dụng cụ đựng thức ăn, đồ uống phải sạch sẽ, có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. Nước dùng để chế biến đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. Người trực tiếp chế biến thức ăn đường phố tuân thủ quy định về sức khỏe, thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ.
“Khi tham gia mô hình này, 25 cơ sở được hỗ trợ một số vật tư như: tủ kính inox để đựng thức ăn, đồ uống; hộp bao tay thực phẩm; thùng rác có nắp; tạp dề; mũ chụp tóc; khẩu trang. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá mức độ tham gia của các cơ sở. Sau 6 tháng, chúng tôi sẽ có báo cáo trình UBND huyện để tiếp tục nhân rộng trong toàn huyện”-ông Ngọc thông tin thêm. 
Chị Châu Thị Xoan (thị trấn Đak Đoa) thực hiện nghiêm quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Phương Vi
Chị Châu Thị Xoan (thị trấn Đak Đoa) thực hiện nghiêm quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Phương Vi
Dù mô hình mới được triển khai, song ý thức của các hộ kinh doanh thức ăn đường phố đã có nhiều chuyển biến. Chị Châu Thị Xoan mở quán bán nước giải khát bên hông nhà số 17 Lê Lợi (thị trấn Đak Đoa) được 4 tháng. Khi được Trung tâm Y tế huyện vận động, chị Xoan đăng ký tham gia mô hình điểm. Trong khi chờ Trung tâm Y tế hỗ trợ vật tư, chị thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bao tay thực phẩm khi chế biến.
Chị Xoan chia sẻ: “Sau buổi tập huấn, tôi thay đổi rất nhiều về ý thức kinh doanh ăn uống đường phố. Tôi hiểu mình cần có đủ điều kiện sức khỏe, đồ uống phải đảm bảo vệ sinh mới được kinh doanh mặt hàng này. Việc tham gia mô hình giúp tôi biết cách làm thế nào để sản phẩm của mình không chỉ ngon mà còn sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho người dùng”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Chính-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa-cho biết: “Việc triển khai thực hiện mô hình điểm tại thị trấn Đak Đoa nhằm cải thiện và kiểm soát điều kiện đối với kinh doanh thức ăn đường phố, góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở trong kinh doanh thức ăn đường phố. Đây cũng là mô hình thí điểm để chúng tôi có thể đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai công tác quản lý đối với loại hình thức ăn đường phố trong giai đoạn tiếp theo”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.