Minh bạch hóa dự án cao tốc Bắc-Nam thông qua đấu thầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2018, các hoạt động chuẩn bị cho dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ được Bộ Giao thông Vận tải thực hiện khẩn trương, nhất là vấn đề đấu thầu dự án này đang được dư luận quan tâm. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã có những chia sẻ với phóng viên xung quanh vấn đề này.
 

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

- Xin Bộ trưởng cho biết việc chuẩn bị triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đến nay thực hiện như thế nào?

Trong nhiệm kỳ này, ngành Giao thông vận tải (GTVT) có 3 dự án trọng điểm là cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành và dự án chống ngập TP Hồ Chí Minh. Dự án chống ngập bị chậm TP Hồ Chí Minh, địa phương đang muốn rút về thực hiện bằng ngân sách thành phố. Sân bay quốc tế Long Thành trong thời gian tới cũng chủ yếu thực hiện giải phóng mặt bằng, đến năm 2019 mới trình Quốc hội xin phê duyệt dự án. Vì thế, ngành chỉ tập trung chủ yếu vào dự án cao tốc Bắc - Nam. Xác định nhiệm vụ trọng tâm như vậy, trong thời gian vừa qua Bộ GTVT đã nỗ lực điều hành theo tiến độ, giám sát, kiểm tra thường xuyên.

Theo kế hoạch dự kiến tháng 7-2018, toàn bộ 11 dự án của cao tốc Bắc - Nam sẽ được phê duyệt. Nội dung phê duyệt gồm: Thiết kế kỹ thuật (gồm các yếu tố thống nhất với địa phương như các đường nhánh, cầu vượt dân sinh, cống hộp, hệ thống thoát nước, thủy lợi…), chính sách đền bù giải phóng mặt bằng.

Đặc biệt, kế hoạch trùng tu, đại tu từng dự án được đưa vào ngay từ khâu lập dự án. Các quy trình, quy phạm, vật liệu mới… cũng sẽ đưa vào ngay từ khâu chuẩn bị để gắn trách nhiệm của nhà đầu tư vào cao tốc này. Ngoài ra, việc đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ được thông qua trước khi phê duyệt dự án.

Sau khi dự án được phê duyệt, các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT phải làm việc với Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của địa phương nơi dự án đi qua và bắt đầu thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau tháng 7 tới.

Mỗi Ban quản lý dự án được Bộ GTVT giao quản lý một dự án, giám đốc các ban phải chủ động mọi công việc được giao. Đến tháng 7 tới, ban nào không thực hiện xong sẽ kỷ luật giám đốc ban đó.

- Vậy cụ thể, các tiêu chí điều kiện để tham gia đấu thầu dự án này như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Từ tháng 7 cho đến cuối năm 2018, Bộ GTVT sẽ lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán của dự án. Theo quy định mới, sau khi dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt mới phát hành hồ sơ mời thầu.

Trước đây, dự án sau khi được phê duyệt có thể phát hành hồ sơ mời thầu ngay. Nhưng với cao tốc Bắc - Nam phải có thiết kế kỹ thuật, lên dự toán chi tiết mới tiến hành phát hành hồ sơ mời thầu để đảm bảo minh bạch quá trình đấu thầu.

Mời thầu sẽ có sơ tuyển sau đó mới vào tham dự thầu. Trong khi tham dự thầu phải đảm bảo nguồn tài chính, đầu năm 2019 sẽ cho tổ chức đấu thầu.

Sau khi đấu thầu, chúng tôi quy định, hết 3 tháng, nhà đầu tư không lo được vốn sẽ huỷ kết quả đấu thầu, tránh tình trạng nhà đầu tư không lo được vốn, không vay được ngân hàng làm trễ công trình.


Đợt đấu thầu cao tốc Bắc - Nam này sẽ khó khăn hơn vì là đấu thầu quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu, tư vấn và lập dự án là phải song ngữ, lấy tiếng Anh là chuẩn. Hồ sơ mời thầu sắp tới tiếng Anh là chính để giới thiệu ra quốc tế, do đó trình độ tư vấn cũng đòi hỏi cao. Mỗi Ban quản lý dự án của Bộ GTVT phải cử ra một nhóm các cán bộ, kỹ sư có kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ để làm việc với nước ngoài.

- Để loại trừ yếu tố đấu thầu mang tính hình thức, Bộ GTVT có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Về nguyên tắc đấu thầu, nếu đấu thầu lần đầu mà chỉ có một nhà thầu thì sẽ tiến hành chỉ định. Tuy nhiên, hiện nay Bộ GTVT cũng đang trình Chính phủ cơ chế nếu lần đầu tiên không thành công thì Bộ sẽ tiếp tục cho đấu thầu lần 2 đồng thời báo cáo Chính phủ. Nếu Chính phủ thấy thời gian kéo dài quá sẽ trình qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lúc đó nếu muốn đấu thầu lại sẽ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Về quan điểm của Bộ GTVT, phải đấu thầu ít nhất 2 lần, nếu lần 2 không thành công, Bộ GTVT mới trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trương đấu thầu tiếp hay chỉ định thầu. Bộ GTVT không đề xuất chỉ định thầu.

- Xin cám ơn Bộ trưởng!

Quang Toàn/baotintuc

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.