Miễn học phí, cắt các loại quỹ ở vùng có dịch, tại sao không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Bây giờ ăn còn chả đủ thì lấy tiền đâu ra để đóng học phí, đóng quỹ đây?”

 

Học phí và các loại quỹ đầu năm học luôn là nỗi ám ảnh của các phụ huynh. Tranh Đan
Học phí và các loại quỹ đầu năm học luôn là nỗi ám ảnh của các phụ huynh. Tranh Đan


Đó là câu hỏi mà chưa biết ai sẽ trả lời của chị Bình Mai ở Tân Định- TPHCM - một công nhân mất việc 3 tháng nay, hai vợ chồng gần như không có thu nhập. Vừa rồi, may mắn là gia đình chị nhận khoản trợ cấp 1,5 triệu đồng. Khoản tiền vừa cầm tới tay thì nhanh chóng biến mất như bốc hơi vì trăm thứ tiền phải trả: tiền nợ, tiền trọ, tiền ăn, tiền điện, tiền nước…

“Tôi có hai con, sắp khai trường đến nơi mà không biết là có đi học được không vì không có tiền đóng học phí. Rồi tiền xây dựng, rồi tiền đóng cho quỹ Hội phụ huynh. Bây giờ ăn còn chẳng đủ…”- chị Mai nói.

Có bao nhiêu gia đình như chị Mai ở khu vực đang phải thực hiện các quy định về chống dịch? Có bao nhiêu em nhỏ có nguy cơ không thể đến trường vì bố mẹ không lo nổi học phí?

Năm nay TPHCM không tăng học phí, giữ như mức năm ngoái để thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GĐ-ĐT. Chỉ đạo ấy, cụ thể là “đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học trước để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19”.

Giữ học phí ổn định nhưng đời sống người dân không ổn định. Hiện chỉ có một số địa phương, chẳng hạn như Đà Nẵng công bố hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022 với tổng số tiền hơn 87 tỉ đồng.

Người dân ở vùng thực hiện Chỉ thị 16 đã nhận hàng loạt các giải pháp miễn giảm: giảm giá điện, giá nước, giá xăng dầu, giá viễn thông. Nhưng rất nhiều nơi, học phí và các khoản đóng góp đầu năm học thì chưa thấy miễn, hoặc giảm.

Đối với trường công lập, mức học phí một tháng không nhiều nhưng chỉ vài chục ngàn/ tháng vẫn là gánh nặng. Chưa kể các khoản khác như: sách giáo khoa, thu xây dựng trường và đặc biệt là quỹ Hội phụ huynh…

Bởi thế chỉ đạo của Bộ “giữ nguyên” mức trần học phí như năm học trước là không đủ. Phải là miễn hẳn, hoặc ít nhất là giãn nộp đến cuối năm học đối với địa phương ở vùng có dịch. Nhất là cắt ngay các khoản “phụ phí” nhưng ở mức cao như tiền xây dựng, tiền quỹ Hội phụ huynh.

Bất kể vì lý do gì cũng không thể để trẻ em thất học. Khi trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo, thầy Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra tuyên ngôn về chữ “Thật”: Học thật, thi thật, nhân tài thật và coi đó là giá trị cơ bản trong hành động vì nền giáo dục thực chất.

Liên quan đến các khoản thu đầu năm học thì Bộ cần có chỉ đạo quyết liệt hơn để thêm những chữ thật: quan tâm thật, hỗ trợ thật.

Miễn học phí và cắt hoàn toàn các phụ phí, các loại quỹ ở nơi có dịch, tại sao không?

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/mien-hoc-phi-cat-cac-loai-quy-o-vung-co-dich-tai-sao-khong-943639.ldo
 

Theo Linh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.