Mềm mại cung đường biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày cuối đông, giữa trập trùng non cao, mọi vất vả nhọc nhằn chợt tan biến trong sự mềm mại những cung đường mùa xuân biên giới.

“Đường xuân” bên khung dệt

Ngày cuối năm, khi chúng tôi về làng Goòng (xã biên giới Ia Púch, huyện Chư Prông) tìm gặp nữ già làng Siu Phinh cũng là ngày bà chuẩn bị bước sang “72 mùa rẫy”. Già làng Goòng tuổi Tân Mão (1951) nhưng trong giấy tờ lại khai thêm 1 tuổi để được… tham gia Đoàn Thanh niên, rồi vào du kích đánh giặc. Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi cũng đủ để thấy có một ngọn lửa luôn bùng cháy trong tim của người phụ nữ Jrai này.

Câu chuyện về nữ già làng Siu Phinh thì trải dài tựa cung đường biên giới, ở đó có sự trầm lắng, mềm mại và mạnh mẽ, thăng hoa như khi cung đường “lội” qua con suối rồi “vắt” lên non cao. Tựu trung lại đó là sự cống hiến cho quê hương, cho dân tộc, cho cái đẹp nơi đất trời biên giới. Bởi lẽ, để có người phụ nữ đứng ra gánh vác trọng trách của người đàn ông trong đời sống cộng đồng chưa bao giờ là điều đơn giản. Nó không chỉ phụ thuộc vào năng lực, uy tín mà còn bị chi phối bởi quan điểm, phong tục tập quán. Chính vì lẽ đó, “lá phiếu” mà người làng Goòng bầu cho bà Siu Phinh 7 năm về trước chắc chắn phải có “chỉ số tín nhiệm” tuyệt đối. Đáp lại niềm tin của bà con, già làng Siu Phinh chăm lo chu đáo từ việc lớn đến việc nhỏ, việc xã hội đến việc gia đình. Sự nhẹ nhàng, ân cần, lòng kiên trì và thấu hiểu của nữ già làng khi đứng ra giải quyết các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng, gia đình cũng dễ thuyết phục người nghe hơn.

Già làng Siu Phinh (thứ 2 từ phải sang) cùng Đội Công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) vận động phụ nữ làng Goòng tham gia lớp học dệt thổ cẩm. Ảnh: Thái Kim Nga

Già làng Siu Phinh (thứ 2 từ phải sang) cùng Đội Công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) vận động phụ nữ làng Goòng tham gia lớp học dệt thổ cẩm. Ảnh: Thái Kim Nga

Những năm gần đây, “người mẹ tinh thần” của làng Goòng còn đảm nhận vai trò “đứng lớp” khi tổ chức các tổ, đội múa xoang trong làng, trong xã để phục vụ các hoạt động liên quan đến văn hóa cồng chiêng. Đặc biệt, trước sự mai một của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, già làng luôn đau đáu nỗi niềm làm thế nào để khôi phục một trong những nét văn hóa đặc sắc mà ông bà tổ tiên để lại. Bởi, thế hệ của bà giờ đây không còn nhiều người, nếu không làm nhanh chắc sẽ không kịp. Lòng đã quyết, già làng Siu Phinh kiên trì “cầm tay chỉ việc” cho chị em, ân cần nắn nót từng động tác, từng đường kim sợi chỉ để tấm thổ cẩm mang “thương hiệu” làng Goòng ngày càng trở nên hoàn hảo hơn.

Căn nhà nhỏ của già làng Goòng vào dịp nông nhàn hay những ngày cận Tết luôn rộn ràng tiếng nói cười của các chủ nhân đất rừng biên giới. Bên khung dệt, từng tốp, từng tốp học viên miệt mài tiếp thu những kỹ năng từ “người thầy” đáng kính của mình để mọi đường tơ kết lại, tạo nên tấm thổ cẩm đa sắc nhưng vẫn mềm mại, tinh tế tựa như dòng chảy mùa xuân trường tồn với thời gian. “Đã có hàng chục chị em phụ nữ, thanh-thiếu niên trong làng được mình truyền dạy nghề giờ đây đã tự tay dệt thổ cẩm, may trang phục truyền thống cho gia đình. Mình rất vui vì đã có lớp người kế cận để tấm thổ cẩm được gìn giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng”-già làng Siu Phinh cười thật tươi chia sẻ với chúng tôi.

Những “chàng lãng tử” trên cung đường biên giới

Lặng lẽ, bình yên đến bất tận. Đó là cảm nhận của chúng tôi khi được đón Tết sớm với lính Biên phòng trên cao điểm 383 thuộc đoạn biên giới Đồn Biên phòng Ia Púch quản lý, bảo vệ. Nói là Tết sớm cho ấm áp ngày cuối đông, chứ thật ra giữa vùng biên quạnh vắng này, ngày thường cũng như ngày Tết, chẳng khác là bao. Có chăng, thêm nhánh mai rừng và mâm ngũ quả được anh em trân trọng dâng lên bàn thờ Bác, cùng những chuyến tuần tra biên giới được tăng dày hơn.

Đêm cuối năm trên đường tuần tra. Mắt đã được thấy, tai lại được nghe “Hành khúc người chiến sĩ Biên phòng” của nhạc sĩ Trần Danh, tôi càng thấm thía hơn giá trị mỗi bước chân, mỗi ánh mắt của người ở lại với mùa xuân biên giới. Có cảm giác họ như những “chàng lãng tử” sải bước khoáng đạt, tự tin, mềm mại, yêu đời: “Núi rừng biên cương bao dốc đèo mà chân ta đã leo. Chớp giật mưa giăng có sá gì mà chân ta vẫn cứ đi. Dù trời gió mưa những đêm tối tăm không trăng sao mịt mù. Dù trời rét sương gió mây núi vây quanh ta trập trùng. Vững bước ta đi lên, mắt dõi soi đêm đêm. Ngọn lửa bừng trong tim cháy sáng…”. Với lính Biên phòng trên cao điểm 383, không chỉ mùa xuân này mà ròng rã suốt 3 năm qua, họ vẫn kiên trì đứng đó, linh hoạt ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong điều kiện điện sinh hoạt phải chắt chiu từ nguồn năng lượng mặt trời, sóng viễn thông thì phải “hứng” từ… ngọn cây, mái nhà hoặc “bật chế độ” dò tìm đâu đó trong vòng bán kính 5 km, còn nước uống vào mùa khô thì về đồn chở ra, khó khăn, thử thách có thể nói “đều” như cân đường hộp sữa thời bao cấp vậy. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, người lính nơi chốt tiền tiêu vẫn vững lòng để cung đường biên giới luôn gần gũi trong trái tim mình.

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Phương Dung

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Phương Dung

“Tôi yêu mùa xuân biên giới và đã có đôi lần xúc cảm đến rơi nước mắt khi đón Giao thừa trên cung đường tuần tra”-Đại úy, Chốt trưởng Trần Đình Nghĩa vừa vào bếp chuẩn bị bữa cơm chiều cho anh em, vừa trò chuyện với chúng tôi. Trong câu chuyện của “chàng lãng tử” này có một chi tiết khiến tôi vô cùng nể phục đó là 22 mùa xuân đi qua trong từng đó “tuổi quân” của anh đều dành cho biên giới. Nghĩa là kể từ ngày vào lính Biên phòng đến nay, Trần Đình Nghĩa chưa từng một lần được đón Giao thừa bên cạnh gia đình-một “kỷ lục” mà có lẽ khó ai chinh phục được. Theo chia sẻ của anh, điều này là hoàn toàn tự nguyện bởi chế độ nghỉ phép ngày Tết luôn bảo đảm công bằng đối với mọi cán bộ, chiến sĩ. Tuy nhiên, mỗi lần có lịch trực Tết của Bộ Chỉ huy ban hành xuống là anh lại nhường suất của mình cho anh em mà lòng nhẹ như một tiếng cười. “Mình có thể về với gia đình trước hoặc sau Tết. Chẳng thiệt thòi gì cả, biên giới vào xuân cũng rất đẹp”-Chốt trưởng Trần Đình Nghĩa trải lòng mình. Lính Biên phòng là thế đấy, biên giới luôn ở trong tim, dẫu vẫn có đôi lần xúc cảm đến rơi nước mắt trước nỗi nhớ gia đình, người thân.

Tạm biệt chốt Biên phòng trên cao điểm 383 trong chiều cuối đông đầy nắng và gió, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp lướt qua nhẹ nhàng trong sự bình yên. Phía sau những bước chân trèo đèo lội suối và ánh mắt xuyên qua màn đêm của những “chàng lãng tử” có một “đường xuân” mềm mại trải dài đến bất tận trên cung đường biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

(GLO)- Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.
Chuyển đổi số để phát triển

Chuyển đổi số để phát triển

(GLO)- Chuyển đổi số không còn là việc của các đô thị hiện đại mà len lỏi tới mọi ngõ ngách cuộc sống, đến vùng sâu, vùng xa; không chỉ là việc của các cơ quan nhà nước mà là số phận của từng doanh nghiệp, người dân.
Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

Bảo tồn giống cây lâm nghiệp quý hiếm

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên với nhiều loài cây quý hiếm, đặc hữu như: giáng hương, huỳnh đàn, dổi, xoay, căm xe, gáo vàng… Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã đưa một số cây lâm nghiệp quý hiếm vào trồng vừa để bảo tồn, vừa mở ra cơ hội tăng thu nhập trong tương lai.
Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

Vượt khó, tạo động lực mới để phát triển

(GLO)-  Khi tình hình đất nước rất căng thẳng do sự bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ tư, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chuyển hướng chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh". Và với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... chúng ta đã kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa giải quyết tốt yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.
20 năm "xanh miền đất lạ"

20 năm "xanh miền đất lạ"

(GLO)- Cách đây tròn 20 năm, 1.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hăng hái tình nguyện tham gia Dự án phát triển nông thôn, miền núi (giai đoạn 2003-2005) tại 25 tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 13-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong số này có 36 người tỏa về 9 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.