Mang thai hộ - Phép màu tìm con: 'Chiếc đũa thần' ở khoa hiếm muộn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cây cần chuyển phôi catheter được các bác sĩ ở khoa hiếm muộn ví như 'chiếc đũa thần' để chuyển 'một ngôi sao' làm sáng cả bầu trời đêm của nhiều gia đình đang khao khát có con.

Bình thường, khi làm thụ tinh ống nghiệm, các bác sĩ (BS) ở khoa hiếm muộn chỉ điều trị cho một người. Nhưng với các gia đình làm mang thai hộ (MTH), họ có tới hai bà mẹ cần tới các "bà đỡ" mát tay cùng lúc phải lo. "Ngoài chuyên môn, chúng tôi còn chịu áp lực từ mong mỏi có con kế thừa dòng họ hai bên nội, ngoại, áp lực giữ lấy hạnh phúc của các cặp vợ chồng, vì nếu thất bại có thể hậu quả là tan nát cả một gia đình…", BS Đặng Ngọc Khánh, Khoa Hiếm muộn Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM), tâm sự.

Bác sĩ Đặng Ngọc Khánh (bìa phải) chuẩn bị chuyển phôi cho một người mang thai hộ. Ảnh chụp ngày 13.9.2023. Ảnh: LÊ VÂN

Bác sĩ Đặng Ngọc Khánh (bìa phải) chuẩn bị chuyển phôi cho một người mang thai hộ. Ảnh chụp ngày 13.9.2023. Ảnh: LÊ VÂN

Giữ "ngôi sao sáng giữa bầu trời đêm"

BS Khánh vừa chuyển phôi cho một cô gái ngoài 30 tuổi MTH cho người chị họ, vừa thủ thỉ: "Em thấy phôi được chuyển vào không? Đốm sáng trên màn hình nè, ngôi sao sáng giữa bầu trời đêm đó nha". Cô gái nằm trên bàn chuyển phôi nhìn sang màn hình máy vi tính, xúc động gật đầu. Ở phòng chuyển phôi của BV Từ Dũ, không khí lúc nào cũng vừa tất bật vừa có những khoảng lặng như thế. Các nhân viên vừa phải kỹ lưỡng trong khâu kiểm phôi, chuyển phôi từ thùng trữ phôi sang bàn tiểu phẫu cho BS, vừa phải di chuyển nhanh chóng để những "ngôi sao nhỏ" có đường kính tính bằng micromet mau chóng được đưa vào bụng mẹ an toàn nhất.

Nhiều năm trong nghề, nhưng với BS Khánh khoảnh khắc đặt chiếc phôi bé xíu là niềm hy vọng của các cặp vợ chồng vẫn mang nhiều áp lực khó tả. Chị nhớ lại câu chuyện một người nhờ MTH bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) gần đây: "Vợ chồng chị H. cưới nhau 14 năm, mất 12 năm lặn lội tìm con vì chị bị đa nhân xơ tử cung to, thụ tinh ống nghiệm 2 lần tại VN, 2 lần ở nước ngoài với 6 lần chuyển phôi thất bại. Khi chị đến với chúng tôi, dự trữ buồng trứng suy giảm nghiêm trọng, tử cung rất khó có thể mang thai và đã có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Vợ chồng chị đến và kể lại quá trình điều trị trong nước mắt. Người vợ níu tay BS hỏi có cách nào giúp em không, nếu không được nữa thì vợ chồng em có lẽ phải chia tay để anh ấy tìm con… Những câu chuyện họ đến với chúng tôi như thế không chỉ khiến mình phải nỗ lực về chuyên môn, vì mỗi BS đều cảm nhận như bản thân mình đang là người giữ lấy ngôi sao giữa bầu trời đêm của một gia đình nào đó".

Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Một số người chưa hiểu hết ý nghĩa của MTH vì mục đích nhân đạo nên đến BV để xin nhờ người đẻ giùm vì sợ sau khi đẻ sẽ… xấu đi hay sợ đau đẻ, bầu bí. Hay có những ca chưa đến mức phải chỉ định MTH vẫn xin làm vì muốn có con nhanh. Nhưng chúng tôi luôn nhấn mạnh việc MTH vì mục đích nhân đạo, chỉ dành cho những phụ nữ không thể sinh con vì bệnh lý… và phải có chỉ định tuyệt đối MTH sau khi hội đồng khoa học xét duyệt.

BSCKII Trần Ngọc Hải, Giám đốc BV Từ Dũ

Với mỗi ca có chỉ định tuyệt đối được MTH như vậy, các BS ở khoa hiếm muộn sẽ tiến hành làm IVF (TTTON - PV) để có phôi là trình Hội đồng khoa học BV Từ Dũ duyệt. Ca bệnh mà BS Khánh mới kể sau hai lần chọc hút trứng đã có được 3 phôi tốt. Bệnh nhân nhờ em gái mang thai hộ, sau 2 lần chuyển phôi, cuối cùng tin vui cũng đến với anh chị. "Hành trình tìm con 12 năm, 6 lần IVF, cuối cùng nhờ vào chương trình IVF - MTH anh chị cũng có được đứa con của chính mình, hạnh phúc vui mừng cho gia đình anh chị, cho khoa hiếm muộn, nguồn động viên tuyệt vời cho chúng tôi sau thời gian dài trăn trở đồng hành cùng anh chị", BS Khánh chia sẻ.

Hạnh phúc mỉm cười trên những éo le

Năm 2015, Từ Dũ là BV ở phía nam đầu tiên được cho phép thực hiện kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo. Ngay từ khi được cho phép, Khoa Hiếm muộn của BV đã nhanh chóng có những ca TTTON - MTH đầu tiên trong năm 2015. Đến năm 2016, một em bé của cặp vợ chồng MTH đầu tiên đã ra đời. Từ đó, quy trình thực hiện MTH tại BV ngày càng được hoàn thiện và mỗi năm Khoa Hiếm muộn tiếp nhận số ca đăng ký MTH ngày một nhiều hơn. BS Dương Khuê Tú, Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ, chia sẻ: "Về chuyên môn, quá trình MTH dựa trên phương pháp IVF thì BV Từ Dũ vốn là cái nôi nên không gặp quá nhiều khó khăn. Cái khó của các y BS ở đây là với mỗi ca MTH lại là một câu chuyện gia đình éo le đằng sau mà họ phải tư vấn và đồng hành cùng bệnh nhân".

Có những gia đình nhìn bên ngoài tưởng rất viên mãn nhưng khi đến khoa hiếm muộn, họ lại chia sẻ trong nước mắt những chuyện khó nói. BS Khánh kể lại một câu chuyện như thế: "Hai bạn rất trẻ, đẹp như người mẫu. Họ ngập ngừng trước cửa phòng khám, nửa muốn vào, nửa muốn chạy đi. Sau khi được động viên, bạn gái ấy kể họ yêu nhau từ thời đại học, gìn giữ cho nhau chờ ngày kết hôn. Trớ trêu thay, hai bạn không gần gũi được, rồi bạn òa khóc nghẹn ngào. Bạn đã kết hôn được 5 năm, gia đình hai bên thúc giục có con. Sau khi trò chuyện chúng tôi mới biết từ nhỏ đến giờ bạn không có kinh… Thăm khám và làm xét nghiệm, đúng như dự đoán, bạn không có tử cung, âm đạo ngắn, may mắn là hai buồng trứng bạn bình thường. Hai vợ chồng bạn thật sự hoảng loạn khi nghe BS thông báo. Chúng tôi an ủi, tư vấn họ làm TTTON và nhờ người nhà MTH. Lại thêm một thời gian dài thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận khiếm khuyết cơ thể của cô ấy, tới lui tư vấn thuyết phục người chị MTH… Cuối cùng hai bạn cũng hạnh phúc tay trong tay, ôm đứa con quý báu của mình, giữ được hạnh phúc gia đình".

Chăm sóc, tư vấn gia đình sản phụ sau khi đặt phôi. Ảnh: LÊ VÂN

Chăm sóc, tư vấn gia đình sản phụ sau khi đặt phôi. Ảnh: LÊ VÂN

BSCKII Trần Ngọc Hải, Giám đốc BV Từ Dũ, cho biết kể từ khi thực hiện chương trình MTH tại BV đến nay, cũng có nhiều trường hợp không đủ chỉ định làm MTH đến đăng ký. "Một số người chưa hiểu hết ý nghĩa của MTH vì mục đích nhân đạo nên đến BV để xin nhờ người đẻ giùm vì sợ sau khi đẻ sẽ… xấu đi hay sợ đau đẻ, bầu bí. Hay có những ca chưa đến mức phải chỉ định MTH vẫn xin làm vì muốn có con nhanh. Nhưng chúng tôi luôn nhấn mạnh việc MTH vì mục đích nhân đạo, chỉ dành cho những phụ nữ không thể sinh con vì bệnh lý bẩm sinh, trường hợp không may phải cắt bỏ tử cung, hoặc có các bệnh lý như tim mạch, ung thư… và phải có chỉ định tuyệt đối MTH sau khi hội đồng khoa học xét duyệt". (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.