Mạch ngầm sông Ba - Kỳ cuối: Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 10-1945, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kỳ, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở tỉnh Gia Lai được thành lập, gồm 9 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Đường làm Bí thư. Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương. Chi bộ cũng là Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai sau này.

An Khê là nơi phong trào cách mạng diễn ra khá sôi nổi với nhiều quần chúng yêu nước được tôi luyện qua các cuộc đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám nên Ban vận động thành lập Đảng của tỉnh đã cử đồng chí của mình về tìm hiểu giúp đỡ một số đối tượng tích cực, xuất sắc trong phong trào để kết nạp vào Đảng và tiến tới thành lập chi bộ Đảng ở đây. Đồng chí Đỗ Trạc và đồng chí Hồ Thượng Hiền được các đồng chí trong Ban vận động xem xét kết nạp vào Đảng đầu tiên. Do lúc này Đảng ta đang còn hoạt động bí mật nên lễ kết nạp Đảng được tổ chức riêng lẻ từng người.

Lãnh đạo thị xã An Khê và các ban, ngành trong ngày khởi công xây dựng Nhà lưu niệm Anh hùng Đỗ Trạc. Ảnh: L.Đ.N

Lãnh đạo thị xã An Khê và các ban, ngành trong ngày khởi công xây dựng Nhà lưu niệm Anh hùng Đỗ Trạc. Ảnh: L.Đ.N

Lễ kết nạp đồng chí Đỗ Trạc được tổ chức vào lúc 22 giờ ngày 29-10-1945 tại lầu 1, trụ sở Việt Minh huyện An Khê. Buổi lễ được tổ chức nghiêm trang, có cờ Đảng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2 bên thắp 2 cây nến đỏ, có lọ cắm hoa rừng, giữa bàn để cái khay gỗ đặt Điều lệ Đảng. Sau phần phát biểu nêu lý do và mục đích buổi lễ của đại diện Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh, đồng chí Đỗ Trạc đứng lên đọc đơn xin vào Đảng. Trong đơn, đồng chí nêu rõ: “Tôi nhận thấy mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương là phục vụ Nhân dân và Tổ quốc Việt Nam, qua nghiên cứu Điều lệ Đảng, tôi tự nguyện xin đứng vào hàng ngũ của Đảng để phấn đấu làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên. Tôi xin thề suốt đời trung thành, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì Tổ quốc và Nhân dân…”. Đại diện Ban vận động ghi nhận lời tuyên thệ dưới cờ Đảng của đồng chí Đỗ Trạc và nhắc nhở đảng viên mới phải luôn cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, vận dụng đường lối của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương để lãnh đạo quần chúng nhân dân chống kẻ thù xâm lược và kiến thiết, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Theo Điều lệ Đảng và hoàn cảnh cụ thể bấy giờ, đồng chí Đỗ Trạc không qua thời gian dự bị và được công nhận là đảng viên chính thức ngay sau khi kết nạp.

Người thứ 2 được kết nạp vào Đảng là đồng chí Hồ Thượng Hiền (Chủ nhiệm Việt Minh huyện) cũng với thủ tục trong bí mật như vậy. Người thứ ba là đồng chí Ngô Thành-nguyên nhân viên đạc điền tỉnh Kon Tum đã đến An Khê làm trong sở thuốc lá MIC. Như vậy, ngay từ buổi đầu ở An Khê đã có 3 đảng viên Đảng Cộng sản để có thể hình thành một chi bộ. Các đồng chí trong Ban vận động tỉnh đã căn dặn từng đồng chí đảng viên mới là Đảng ta đang trở lại trong thời kỳ hoạt động bí mật nên không để lộ danh tính của mình và các đồng chí cùng hoạt động. Các đảng viên chỉ với danh nghĩa là người của Mặt trận Việt Minh để vận động quần chúng đấu tranh với địch.

Ngày 25-11-1945, ngày đánh dấu mốc son của An Khê, một địa phương phía Đông, cửa ngõ từ đồng bằng lên Tây Nguyên, được thành lập Chi bộ Đảng. Bấy giờ, đồng chí Phan Thêm với danh nghĩa là Đặc phái viên Xứ ủy Trung Kỳ và các đồng chí trong Ban vận động thành lập Đảng bộ của tỉnh đã đến An Khê và triệu tập các đảng viên nơi đây để công bố quyết định thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản An Khê, đồng thời chỉ định đồng chí Đỗ Trạc làm Bí thư Chi bộ. Như vậy, đến thời điểm này, ngoài Chi bộ đầu tiên ở Pleiku và Chi bộ An Khê, Ban vận động còn thành lập các chi bộ ở Bàu Cạn, Biển Hồ và 1 chi bộ trong quân đội là Chi bộ Chi đội Tây Sơn với tổng số đảng viên toàn tỉnh là 24 người. Ngày 10-12-1945, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai chính thức được thành lập lấy tên: Đảng bộ Tây Sơn. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm 5 đồng chí, do đồng chí Phan Thêm-Phái viên Xứ ủy Trung Kỳ làm Bí thư và các Ủy viên: Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân, Trần Ren, Phạm Thuần.

Chi bộ Đảng Cộng sản An Khê lúc này có nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng và các điều kiện để kháng chiến chống thực dân Pháp. Chi bộ đã dựa vào những vấn đề cấp bách mà Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trong phiên họp đầu tiên (ngày 3-9-1945) để đề ra phương hướng công tác, đó là: chống đói, xóa nạn mù chữ, tổng tuyển cử, xây dựng đời sống mới, tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo. Chú trọng vào 3 thứ giặc: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trước mắt là củng cố chính quyền cách mạng, chuyển đổi UBND cách mạng lâm thời ở huyện, xã thành ủy ban hành chính các cấp. Ủy ban Hành chính huyện An Khê bấy giờ gồm 5 thành viên: đồng chí Ngô Thành làm Chủ tịch; đồng chí Y Niêm, Bùi Thế Viện làm Phó Chủ tịch; đồng chí Đỗ Trạc và Siu Pứt làm Ủy viên Thư ký.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.