Macau, Thái Lan, Đan Mạch... tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong bối cảnh chính sách du học ở một số điểm đến ngày càng thắt chặt, các thị trường hiếm người Việt như Macau, Thái Lan, Đan Mạch... đang trở nên hấp dẫn hơn với nhiều học bổng, ưu đãi.

Ông Vong Weng Seng, phụ trách tuyển sinh ĐH Bách khoa Macau, tư vấn cho học sinh về cơ hội việc làm, học bổng. ẢNH: TUẤN HỒ
Ông Vong Weng Seng, phụ trách tuyển sinh ĐH Bách khoa Macau, tư vấn cho học sinh về cơ hội việc làm, học bổng. ẢNH: TUẤN HỒ

Tự động cấp học bổng cho người Việt

Tổ chức Times Higher Education (Anh) phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn giáo dục quốc tế (Bộ GD-ĐT) hôm 27.10 tổ chức triển lãm du học với sự góp mặt của nhiều điểm đến phi truyền thống nổi bật là đặc khu hành chính Macau (Trung Quốc). Trao đổi với Thanh Niên, bà Anita Fu, phụ trách tuyển sinh quốc tế ĐH Macau, cho biết khi nhận hồ sơ của ứng viên, trường sẽ dựa vào thành tích học thuật để cấp học bổng.

"Những bạn có thành tích học tập xuất sắc sẽ tự động được cấp học bổng toàn phần bao gồm học phí và chỗ ở suốt thời gian học. Mức điểm học bạ để nhận học bổng sẽ tùy vào hội đồng xét duyệt của trường. Trong khi đó, để xét tuyển vào trường, ứng viên chỉ cần nộp bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam cùng chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0", bà Fu chia sẻ.

Hiện, học phí ở bậc cử nhân của ĐH Macau là 122.500 MOP/năm (387 triệu đồng). Con số này ở bậc thạc sĩ là 87.000-102.000 MOP/năm (275-322 triệu đồng), còn với bậc tiến sĩ là 37.500 MOP/năm (118 triệu đồng).

Tương tự, bà Sabina Sales Lei, phụ trách tuyển sinh ĐH Du lịch Macau, thông tin tất cả ứng viên cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đều được xét học bổng toàn phần hay bán phần với giá trị tương đương học phí của toàn chương trình đào tạo. Ông Lý Tuấn Phong, giảng viên thỉnh giảng của trường, cho biết thêm ĐH Du lịch Macau đang có 10 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam theo chương trình "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.

Còn tại ĐH Bách khoa Macao, ông Vong Weng Seng, phụ trách tuyển sinh, cho biết sau khi học tại trường ít nhất một năm, sinh viên có điểm trung bình cao nhất được nhận học bổng bán phần. Trong khi đó, ứng viên sau ĐH có thể được xét học bổng toàn phần với giá trị 20.000 MOP/tháng (63 triệu đồng) với bậc tiến sĩ, 8.000 MOP/tháng (25 triệu đồng) với bậc thạc sĩ cho đến khi tốt nghiệp.

Đông đảo học sinh tham dự sự kiện có sự góp mặt của nhiều điểm đến "hiếm" người Việt. . ẢNH: TUẤN HỒ
Đông đảo học sinh tham dự sự kiện có sự góp mặt của nhiều điểm đến "hiếm" người Việt. . ẢNH: TUẤN HỒ

Đại diện Cục giáo dục và phát triển thanh niên Macau cho biết những chương trình học bổng của các trường Macau nhằm mang đến hình ảnh khác biệt cho đặc khu này. "Nhắc đến Macau mọi người thường chỉ nghĩ đến sòng bài. Chúng tôi muốn tạo ra dấu ấn mới, rằng Macau còn có nền giáo dục ĐH hàng đầu, với nhiều chương trình học bổng nhằm khuyến khích sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam, đến học tập", vị đại diện nói.

Trường ĐH liên kết với học bổng chính phủ

Thái Lan hiện triển khai chương trình học bổng toàn phần cho ứng viên cao học từ Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar. Bà Paranin Jotihasthira, đại diện Bộ Giáo dục ĐH, Khoa học, nghiên cứu và Đổi mới (MHESI), cho biết học bổng này chi trả học phí, sinh hoạt phí, nơi ở. Tiêu chí ứng tuyển tùy thuộc vào chương trình, song theo bà Jotihasthira, ứng viên nên có điểm trung bình từ 3.0/4.0 trở lên, IELTS 6.0-6.5 hoặc cao hơn.

Ở Đan Mạch, bà Sarah Gram, Giám đốc truyền thông quốc tế và tuyển sinh ĐH Aarhus, nói trường có liên kết với chương trình học bổng chính phủ Đan Mạch để trao học bổng cho du học sinh. Cụ thể, ứng viên học chương trình thuộc phân khoa khai phóng và trường kinh doanh được trả toàn bộ học phí cùng sinh hoạt phí; trong khi ứng viên từ phân khoa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chỉ được trả học phí.

Bà Gram cho biết học phí ở trường dao động từ 8.000-15.300 euro/năm (216-413 triệu đồng), sinh hoạt phí khoảng 1.000 euro/tháng (27 triệu đồng). Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam được miễn thuế và hưởng dịch vụ y tế miễn phí nhờ chính sách phúc lợi của chính phủ Đan Mạch. Du học sinh còn được làm thêm 20 giờ/tuần và không giới hạn thời gian từ tháng 6-8. Sau tốt nghiệp, du học sinh cũng được ở lại Đan Mạch tối đa 3 năm.

Bà Sylvie Declercq, cán bộ tuyển sinh quốc tế ĐH khoa học ứng dụng Artevelde, cho biết khi học ở trường, sinh viên có cơ hội học tại các đơn vị đối tác khác ở ngoài nước Bỉ. ẢNH: TUẤN HỒ
Bà Sylvie Declercq, cán bộ tuyển sinh quốc tế ĐH khoa học ứng dụng Artevelde, cho biết khi học ở trường, sinh viên có cơ hội học tại các đơn vị đối tác khác ở ngoài nước Bỉ. ẢNH: TUẤN HỒ

Dù không cấp học bổng, song sinh viên học chương trình dạy bằng tiếng Slovak tại ĐH Zilina (Slovakia) sẽ được học miễn phí, theo ông Jozef Ristvej, Phó hiệu trưởng. Trong khi đó, nếu chọn học bằng tiếng Anh, du học sinh phải đóng khoản phí 3.500 euro/năm (96 triệu đồng). "Năm đầu các bạn nên học tiếng Slovak trước khi vào chương trình học chính thức", ông Ristvej khuyên.

Cũng theo ông Ristvej, sinh hoạt phí ở Slovakia khoảng 200 euro/tháng (5,4 triệu đồng), thấp hơn đa số các nước khác trong Liên minh châu Âu.

Tại Bỉ, bà Sylvie Declercq, cán bộ tuyển sinh quốc tế ĐH khoa học ứng dụng Artevelde, nói sinh viên năm cuối học chương trình cử nhân quốc tế có thể xin học bổng bán phần trị giá 400 euro/tháng (10,8 triệu đồng) so với học phí khoảng 8.000 euro/năm (216 triệu đồng). Theo bà Declercq, học bổng giúp ứng viên trang trải quá trình học tập, thực tập tại các trường đối tác ngoài Bỉ.

Theo Tuấn Hồ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Hàng năm, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Với mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, những lá đơn tình nguyện thể hiện ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Trong vụ cháy nhà ở ngõ 43 Trung Kính, Q.Cầu giấy (TP.Hà Nội), chàng trai trẻ Đồng Văn Tuấn (21 tuổi) đã mặc kệ nguy hiểm, bắc thang gỗ leo lên cửa sổ tầng 2, dùng búa đập tường để cứu các nạn nhân mắc kẹt chui ra ngoài. Hành động dứt khoát và dũng cảm của Tuấn đã cứu được 3 người.

Nghe Podcast: Nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ

Nghe Podcast: Nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ

(GLO)- Thời gian gần đây, với sự phát triển vượt trội của công nghệ 4.0 và nhu cầu về thông tin đã khiến Podcast lên ngôi và trở thành nơi chia sẻ thông tin ưa chuộng của giới trẻ. Với nội dung đa dạng từ giải trí đến tin tức thời sự, học tập… mang đến cho khán giả nhiều lựa chọn thú vị.