Lý do TP.HCM 'gấp rút' thành lập TP.Thủ Đức ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ông Trần Lưu Quang cho biết đến tháng 5.2021 sẽ bầu Quốc hội và HĐND các cấp, nếu 'thủng thẳng' với đề án thành lập TP.Thủ Đức thì sẽ không kịp trình các bộ, ngành và Quốc hội thông qua.
 
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 1 trong 8 khu vực trọng điểm trong đề án TP.Thủ Đức mà TP.HCM đang trình bộ, ngành Trung ương. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 1 trong 8 khu vực trọng điểm trong đề án TP.Thủ Đức mà TP.HCM đang trình bộ, ngành Trung ương. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Sáng 1.10, tổ Đại biểu Quốc hội ĐBQH TP.HCM gồm các ông Trần Lưu Quang - Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Lâm Đình Thắng - Bí thư Quận ủy Q.9 và thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa - nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM tiếp xúc cử tri các quận: 1, 3 , 4. Cử tri Nguyễn Hữu Châu (Q.1) đặt vấn đề TP.HCM đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XI thì sao phải gấp rút thực hiện đề án áp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập TP.Thủ Đức. Chưa kể, những sai phạm về đầu tư, bồi thường và quản lý một số dự án tại 3 quận này chưa được xử lý dứt điểm.
 
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (Q.1, TP.HCM) đặt câu hỏi vì sao TP.HCM gấp rút với đề án thành lập TP.Thủ Đức? ẢNH: NGUYÊN VŨ
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (Q.1, TP.HCM) đặt câu hỏi vì sao TP.HCM gấp rút với đề án thành lập TP.Thủ Đức? ẢNH: NGUYÊN VŨ
Trả lời cử tri, ông Trần Lưu Quang cho biết công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ TP.HCM được thực hiện từ hơn 1 năm nay, thời gian gần đây là giai đoạn nước rút. Dự kiến, phiên trù bị của đại hội diễn ra vào ngày 14.10, từ ngày 15 - 18.10 là các phiên chính thức. Ông Quang cho biết không chỉ công tác hậu cần mà công tác nhân sự, các văn kiện cũng được chuẩn bị chỉn chu, TP.HCM cố gắng tổ chức đại hội mẫu mực theo chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Đại hội sắp tới cũng áp dụng nhiều công nghệ 4.0, như đại biểu chỉ được gửi tài liệu chính thức rất ít, còn phần lớn được gửi qua máy tính, máy tính bảng cá nhân do đại biểu tự trang bị, đồng thời việc kiểm phiếu cũng được thực hiện bằng máy.
Nếu chậm trễ, phải chờ thêm ít nhất 5 năm
Đối với những tồn tại ở 3 quận trong đề án thành lập TP.Thủ Đức, ông Quang cho biết TP.HCM đã xử lý được nhiều việc, những việc còn lại sẽ được tập trung xử lý trong thời gian tới. Còn về lý do thành lập TP.Thủ Đức, ông Quang chia sẻ có nhiều lý do. Thứ nhất, TP.HCM là đầu tàu kinh tế, khoa học công nghệ của cả nước nên có trách nhiệm đi đầu trong việc phát triển thành phố theo xu thế phát triển của thế giới, nếu không sẽ tụt hậu dần.
TP.Thủ Đức sẽ là vùng đất có mô hình phát triển mới, tích hợp nhiều lĩnh vực là thế mạnh của TP.HCM như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, logistic,… 
 
Ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM trả lời các ý kiến của cử tri. ẢNH: NGUYÊN VŨ
Ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM trả lời các ý kiến của cử tri. ẢNH: NGUYÊN VŨ
“Đặc biệt những ngành nghề chủ lực TP.Thủ Đức có độ kết nối tương tác với nhau rất cao. Chúng ta tận dụng sự phát triển khoa học công nghệ cho các ngành nghề lĩnh vực kết nối với nhau như đào tạo gắn với nghiên cứu, sản xuất gắn với logistic để bán hàng ra thế giới, mua vật tư nguyên liệu về”, ông Quang dẫn chứng.
Còn về việc phải thực hiện gấp rút thành lập TP.Thủ Đức, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang thông tin đến tháng 5.2021, cả nước sẽ tổ chức bầu Quốc hội và HĐND các cấp nên nếu không chuẩn bị các thủ tục để cấp thẩm quyền phê duyệt thì TP.HCM phải chờ ít nhất 5 năm nữa. TP.HCM đang rất tích cực đeo bám, tranh thủ sự ủng hộ các ủy ban của Quốc hội và bộ, ngành Trung ương để kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trong phiên họp sắp tới. Do vậy, nếu thủng thẳng lo đại hội xong mới làm thì e rằng sẽ không kịp, vì dự kiến ngày 20.10 này Quốc hội khai mạc.
Theo Sỹ Đông (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.